Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Review Letters, các nhà khoa học Đức đã tạo ra nhiệt độ 38 phần nghìn tỷ độ so với độ không tuyệt đối (38 picokelvins) trong khoảng thời gian 2 giây, phá kỷ lục về nhiệt độ lạnh nhất từng được ghi nhận trong phòng thí nghiệm.

Độ không tuyệt đối là trạng thái nhiệt động học lý tưởng của vật chất, trong đó mọi chuyển động nhiệt đều ngừng. Theo các kết quả tính toán lý thuyết, trạng thái này đạt được đối với mọi hệ vật chất ở nhiệt độ khoảng -273°C, hay 0°K (độ Kelvin).

Để tiến hành thí nhiệm, các nhà khoa học đã bẫy 100.000 nguyên tử rubidi ở dạng khí bên trong từ trường của một buồng chân không. Sau đó, họ làm lạnh các nguyên tử xuống nhiệt độ 2 phần tỷ độ K để tạo ra trạng thái ngưng tụ Bose-Einstein (BEC).

Bằng cách thả buồng chân không rơi tự do trong khi bật và tắt từ trường nhanh chóng, các nhà nghiên cứu cho phép BEC lơ lửng mà không bị trọng lực ngăn cản. Quá trình này làm chậm chuyển động của nguyên tử rubidi đến mức gần như đứng yên.

Nguồn: Livescience.com