Các kỹ sư tại Đại học Manchester đã tạo ra một loại vật liệu thay thế bê tông, bằng cách sử dụng đất Mặt trăng hay đất sao Hỏa mô phỏng, tinh bột khoai tây và muối.


StarCrete, một loại vật liệu làm từ tinh bột khoai tây, muối và đất sao Hỏa hoặc mặt trăng mô phỏng, bền gấp đôi so với bê tông thông thường.
StarCrete, một loại vật liệu làm từ tinh bột khoai tây, muối và đất sao Hỏa hoặc mặt trăng mô phỏng, bền gấp đôi so với bê tông thông thường.

Cụ thể, hỗn hợp cho độ bền gấp đôi bê tông thông thường, vốn có cường độ chịu nén khoảng 32 (MPa). Trong đó, hỗn hợp khoai tây trộn với đất sao Hỏa mô phỏng đạt cường độ 72 MPa; còn hỗn hợp sử dụng đất Mặt trăng mô phỏng thậm chí còn mạnh hơn, ở mức 91 MPa.

Bê tông có cường độ chịu nén cao hơn thường bền hơn, nhưng đây không phải ưu điểm chính của StarCrete, nếu nó được dùng để xây dựng trên Mặt trăng hay sao Hỏa. Các nhà khoa học ước tính 25kg khoai tây khô chứa lượng tinh bột đủ làm chất kết dính để sản xuất ra nửa tấn StarCrete, tương đương hơn 213 viên gạch. Để so sánh, xây một căn nhà ba phòng ngủ tại Trái đất sẽ cần khoảng 7.500 viên gạch.

Các vật liệu xây dựng thông thường trên mặt đất khá nặng. Đối với việc xây dựng trên Mặt trăng hay sao Hỏa trong tương lai, cũng như với bất kỳ sứ mệnh không gian nào, làm sao để giảm trọng lượng là ưu tiên hàng đầu vì trọng tải càng nặng, càng tốn nhiều chi phí vận chuyển.

Từ lâu, các nhà khoa học đã nghiêng về chiến lược Sử dụng tài nguyên tại chỗ (ISRU) khi nghiên cứu việc xây dựng những tiền đồn trên các thiên thể khác.

Tinh bột khoai tây không phải vật liệu đầu tiên mà các nhà khoa học tại Đại học Manchester thử nghiệm khi tìm kiếm các vật liệu xây dựng sử dụng tài nguyên tại chỗ. Trước đó, nhóm đã tìm hiểu khả năng dùng máu và nước tiểu của người làm chất kết dính trong bê tông ngoài Trái đất. Rốt cuộc, đây là thứ mà các phi hành gia có sẵn để cung cấp, và là nguồn tài nguyên có thể tái tạo.

Trong thử nghiệm dùng máu và nước tiểu, nhóm nghiên cứu tạo ra loại bê tông có cường độ 40 MPa, cao hơn hỗn hợp truyền thống. Tuy nhiên, để làm ra gạch, phi hành gia phải liên tục cung cấp dịch thể của mình, đây là nhược điểm của cách này.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Open Engineering.

Nguồn: