Dưới đây là các hình ảnh khoa học đặc sắc tháng 7 do trang tin Nature lựa chọn.


Cá vây tròn phát sáng. Các nhà khoa học nghiên cứu về cá vây tròn (Cyclopterus Lumpus) vừa phát hiện cá con thuộc loài này phát sáng màu xanh neon dưới ánh sáng cực tím, do hiện tượng được gọi là huỳnh quang sinh học. Huỳnh quang sinh học là hiện tượng một sinh vật hấp thụ ánh sáng UV và phát sángở bước sóng năng lượng thấp hơn mà chúng ta nhìn thấy dưới dạng màu neon. Hiện tượng huỳnh quang sinh học đã được quan sát thấy ở nhiều loài sinh vật biển, cũng như ở động vật có vú, chẳng hạn như gấu túi và thỏ rừng mùa xuân. Các nhà nghiên cứu cho rằng những con cá vây tròn sống dưới đáy sử dụng ánh sáng của chúng để giao tiếp với nhau.




Sóng nhiệt hủy diệt. Một số khu vực của châu Âu vừa trải qua nhiệt độ kỷ lục trong tháng Bảy, trong đó Vương quốc Anh có nhiệt độ cao nhất hơn 40°C ở một số địa điểm. Ảnh chụp từ trên không này được chụp vào ngày 19/7, ngày nóng nhất trong lịch sử nước Anh - cho thấy một hồ chứa nước gần Manchester đã gần như khô cạn.

Một số vụ cháy rừng cũng đã bùng phát ở nhiều vùng của nước Anh, gồm cả khu vực Shiregreen của Sheffield, như trong hình. Các trận cháy rừng dữ dội và dai dẳng bất thường cũng đã tàn phá các quốc gia châu Âu khác, từ Hy Lạp đến Bồ Đào Nha.



Tế bào cảm giác. Đây là các interneurons cảm giác - một loại tế bào thần kinh trong tủy sống giúp truyền các cảm giác như xúc giác, đau, nóng và ngứa. Sử dụng tế bào gốc của chuột, các nhà nghiên cứu đã phát triển một quy trình để sản xuất ra các loại interneuron cảm giác khác nhau trong phòng thí nghiệm. Nếu có thể ứng dụng sang tế bào gốc của con người, công trình nàycó thể là một bước tiến tới sự phát triển của các liệu pháp dựa trên tế bào gốc giúp phục hồi cảm giác cho những người bị chấn thương tủy sống.



Hành tinh cầu vồng. Hình ảnh đa sắc màu bất thường này của Sao Hỏa thực ra là hình ảnh ghi nhận sự phân bố của 90 triệu hố va chạm - dấu vết do các vụ va chạm thiên thạch để lại trên bề mặt hành tinh, được các nhà nghiên cứu tạo ra bằng một thuật toán máy học được đào tạo bằng dữ liệu từ các sứ mệnh Sao Hỏa. Các màu sắc khác nhau đại diện cho kích thước, độ tuổi và mật độ của các miệng núi lửa.



Trữ lạnh.
Gan chuột được nạp các hóa chất làm lạnh nhằm nghiên cứu cách kéo dài thời hạn sử dụng của các cơ quan nội tạng được hiến tặng. Hiện tại, nội tạng có thể được bảo quản lạnh, nhưng không thể làm đông lạnh hoàn toàn, vì vậy thời gian bảo quản bên ngoài cơ thể chỉ tính bằng giờ. Qua thử nghiệm đưa gan chuột vào trạng thái "đông lạnh một phần", các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các cơ quan ít bị tổn thương và vẫn có thể hoạt động sau khi "rã đông". Thử nghiệm đã bảo quản gan chuột thành công ở nhiệt độ khoảng -10°C trong tối đa 5 ngày và sau đó rã đông.



Hai khuôn mặt. Phân tích tia X trên bức tranh của Vincent van Gogh đã tiết lộ bức chân dung tự họa chưa từng được biết đến trước đây của nghệ sĩ trên nằm ở mặt sau của bức tranh.

Các nhà bảo tồn nghệ thuật tại Phòng trưng bày Quốc gia Scotland ở Edinburgh đã phát hiện bức chân dung bị ẩn khi đang dùng tia X để kiểm tra bức tranh Head of a Peasant Woman. Bức chân dung bị che phủ bởi keo và bìa cứng vào khoảng đầu thế kỷ 20, nhưng tia X có thể phát hiện các đường nét thông qua chất chì có ở trong sơn dầu. Van Gogh được biết là người đã tái sử dụng các bức tranh sơn dầu để tiết kiệm tiền.

Nguồn: