Triển lãm trưng bày 38 tác phẩm tạo hình được thực hiện trên các chất liệu lụa, sơn mài, giấy dó, sơn dầu; và 29 tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu giấy dó

Chiều 6/7, Trung tâm Hoạt động Văn hoá Khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám phối hợp với các nhà sưu tập tranh, nghệ nhân tranh dân gian và nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống” tổ chức khai mạc triển lãm “Đối thoại với dòng tranh dân gian Hàng Trống” tại di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Triển lãm này trưng bày 67 tác phẩm, bao gồm 38 tác phẩm tạo hình được thực hiện trên các chất liệu lụa, sơn mài, giấy dó, sơn dầu; và 29 tranh dân gian Hàng Trống trên chất liệu giấy dó.

Triển lãm là sự kiện tiếp nối các dự án “Từ truyền thống tới truyền thống”, “Tranh Hàng Trống” (2021), “Hổ dạo Phố” (2022), “Hồn nhiên như cô Tiên” (2022), “Mơ Tiên” (2023),...

Hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, giám tuyển triển lãm và cũng là người hướng dẫn nhóm họa sĩ trẻ thuộc dự án “Từ truyền thống tới truyền thống”, được khởi xướng và thực hiện từ năm 2020 tới nay tại Đình Nam Hương 75 Hàng Trống, cho biết, “Với rất nhiều các phiên bản mở rộng trong suốt 3 năm nay, thầy trò chúng tôi đã cố gắng khám phá các giá trị nghệ thuật của di sản dòng tranh dân gian Hàng Trống nói riêng cũng như các giá trị văn hoá truyền thống khác của dân tộc”.

Theo ông, dự án đã mang tới sự khích lệ cho những sáng tạo cá nhân của các hoạ sĩ trẻ thông qua việc học hỏi nghiên cứu tìm hiểu từ tri thức tới các kỹ thuật truyền thống của dòng tranh dân gian hàng Trống. Đồng thời, “triển lãm lần này cũng là một nỗ lực kéo dài và thúc đẩy qúa trình đưa những không gian di sản truyền thống trong đô thị tham gia sâu sắc hơn vào bức tranh của nền công nghiệp văn hoá sáng tạo, biến các không gian di sản truyền thống trở thành một mắt xích quan trọng thu hút sự sáng tạo của giới trẻ cũng như sự quan tâm của cộng đồng.”

📍Du khách đến di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám có thể tự do tham quan triển lãm từ 8:00 ~ 17:00 các ngày từ 6/7 đến 31/7/2023.

Một số hình ảnh tại triển lãm:

Tác phẩm "Đám cưới Chuột"
Tác phẩm "Đám cưới Chuột". Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.Ảnh:Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Tác phẩm “Phúc Lộc song toàn”
Tác phẩm “Phúc Lộc song toàn”. Các nhà nghiên cứu cho rằng tranh Hàng Trống là kết quả của sự giao thoa giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày. Ảnh:Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Tác phẩm “Cá chép vượt vũ môn”
Tác phẩm “Cá chép vượt vũ môn”. Ảnh:Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Ảnh: Nguyễn Thế Sơn
Triển lãm trưng bày một số tác phẩm của nghệ nhân Lê Đình Nghiên, người được xem là nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian này. Ảnh: Nguyễn Thế Sơn

g
Để sáng tạo nên các tác phẩm, những hoạ sĩ trẻ trong dự án đã tham gia các buổi học tập nghiên cứu chia sẻ kỹ thuật của nghệ nhân Lê Đình Nghiên và những buổi điền dã nghiên cứu tại Bảo tàng Mỹ thuật, đình làng. Ảnh: Nguyễn Thế Sơn

Ảnh: Nguyễn Thế Sơn
Ảnh: Nguyễn Thế Sơn

Tác phẩm "Gặp"
Tác phẩm "Gặp". Ảnh: Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám

g
Ảnh: Trung tâm Hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám