Sự chuyển vùng sinh thái từ đất rừng sang đất trồng cà phê hay các cây trồng khác đã làm thay đổi thành phần của các loài tuyến trùng ký sinh thực vật ở Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng.

h
Chủ nhiệm TS. Trịnh Quang Pháp làm việc cùng thành viên của nhóm nghiên cứu. Ảnh: VAST

Trong nghiên cứu gần đây ở Lâm Đồng nhằm đánh giá các nhóm tuyến trùng có nguy cơ bùng phát dịch hại, các nhà khoa học Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) nhận thấy nhóm tuyến trùng quan trọng có khả năng gây hại đối với cây trồng, nhất là đối với cây cà phê và cây rau, bao gồm nhóm tuyến trùng sần rễ (Meloidogyne) và tuyến trùng nội ký sinh di chuyển (PratylenchusRadopholus).

Theo thông tin từ Trung tâm Thông tin - Tư liệu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), dựa trên mật độ tuyến trùng ký sinh gây hại thì tuyến trùng giống Bursaphelenchus có tiềm năng gây hại lớn nhất.

Dựa trên tần suất xuất hiện, tuyến trùng thuộc giống Helicotylenchus, PratylenchusMeloidogyne là những nhóm có nguy cơ bùng phát thành dịch hại cao nhất với tần suất xuất hiện và mật độ cao.

Đặc biệt, tuyến trùng giống PratylenchusMeloidogyne phân bố rộng và được coi là nhóm tuyến trùng có khả năng gây hại nghiêm trọng hàng đầu trên nhiều loại cây trồng khác nhau từ cây một lá mầm đến cây hai lá mầm.

Dựa theo sinh cảnh cây chủ, tuyến trùng HelicotylenchusMeloidogyne là các nhóm có phổ ký chủ rộng nhất với lần lượt 10/13 và 6/13 cây chủ điều tra. Bên cạnh đó, các cây có giá trị kinh tế cao như cà phê và thông cũng bị ký sinh và gây hại bởi nhiều nhóm tuyến trùng nhất với lần lượt 17/26 và 12/26 nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật.

f
Sinh cảnh thu mẫu tại Lâm Đồng: A: thông+cà phê+rau (Di Linh); B: thông+cà phê+rau (Đơn Dương); C: rau (Đức Trọng). Ảnh: VAST

Đặc biệt, trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận 3 loài tuyến trùng thực vật lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam (Hemicycliophora poranga, Scutellonema brachyurum Mesocriconema onoense) và 1 loài tuyến trùng ký sinh gây bệnh côn trùng (Steinernema surkhetense) có tiềm năng sử dụng trong phòng trừ tổng hợp dịch hại nông nghiệp trong nghiên cứu.

Đây chính là cơ sở quan trọng giúp các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định về định hướng vùng sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.