Mỗi startup được hỗ trợ 10.000 USD để tiếp tục phát triển dự án của mình trong sáu tháng tới khi tham gia giai đoạn ươm tạo.

Qualcomm Technologies Inc, công ty con của Qualcomm Incorporated, vừa công bố danh sách 10 startup vào vòng ươm tạo của chương trình “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam 2024” (Qualcomm Vietnam Innovation Challenge 2024 - QVIC 2024).

10 startup này đến từ các lĩnh vực công nghệ trọng điểm như thành phố thông minh, robot, tự động hóa, internet vạn vật (IoT), nông nghiệp thông minh, trí tuệ nhân tạo (AI)…, cụ thể gồm:

Trong số 10 startup, có nhiều gương mặt quen thuộc như DeltaX - startup robot công nghiệp từng xuất hiện trên chương trình Shark Tank Việt Nam; nền tảng AI hội thoại tập trung vào ngành tài chính của Vbee - từng thắng cuộc tại chương trình Tăng tốc khởi nghiệp Grab (Grab Ventures Ignite) năm 2020; giải pháp khung chống rung camera của Realtime Robotics
10 công ty Việt Nam sẽ bước vào chương trình ươm tạo và có cơ hội nhận tổng giải thưởng tiền mặt trị giá 225.000 USD. Nguồn: Qualcomm

AirCity – Thiết bị nhận dạng khuôn mặt để kiểm soát truy cập cổng

DeltaX – Dòng Robot Delta hiệu quả và giá cả phải chăng

GoTrust – Medipay - Kiosk tự phục vụ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tự động

HSPTech – Thiết bị đeo theo dõi thời gian thực chống tĩnh điện

MET EV – E2W thông minh giá cả phải chăng với sức mạnh AI

Olli Technologies – Hệ điều hành hỗ trợ AI giúp đồ chơi trở nên sống động

Palexy – Biến mọi camera bán lẻ thành hệ thống BI mạnh mẽ

Realtime Robotics – Gimbal đa camera dựa trên AI đầu tiên trên thế giới

Vbee – Nền tảng AI đàm thoại, tập trung vào ngành tài chính

VOXCool – Pin lạnh tích hợp IoT để khử cacbon trong chuỗi lạnh

Để được chọn vào vòng ươm tạo, các startup phải đáp ứng các tiêu chí về năng lực kỹ thuật; sản phẩm sáng tạo và các công nghệ có thể được cấp bằng sáng chế, cũng như có sự liên quan và phù hợp với quá trình chuyển đổi số quốc gia và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Việt Nam.

“Những công ty khởi nghiệp đầy tiềm năng này là đại diện điển hình cho đội ngũ tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Tôi tin rằng các giải pháp của họ sẽ không chỉ đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển đổi số của Việt Nam mà còn tác động lâu dài đến các ngành như AI, thành phố thông minh, robot và IoT”, thông cáo báo chí của Qualcomm trích lời TS. Trần Mỹ An, Phó Chủ tịch Kỹ thuật, Tập đoàn Qualcomm.

Mỗi startup trong top 10 nhận được 10.000 USD để tiếp tục phát triển dự án của mình trong sáu tháng tới khi tham gia giai đoạn ươm tạo. Nếu nộp bằng sáng chế, mỗi startup được hỗ trợ thêm chi phí (tối đa 5.000 USD).

Bên cạnh hỗ trợ tài chính, trong khoảng thời gian diễn ra Cuộc thi, mỗi đội sẽ được đội ngũ chuyên gia của Qualcomm tư vấn, hỗ trợ về kinh doanh, kỹ thuật, sở hữu trí tuệ và hướng dẫn nộp hồ sơ cấp bằng sáng chế.

Phòng lab của Qualcomm tại Hà Nội sẽ cung cấp các chức năng liên quan đến ML/AI (máy học/AI), thí nghiệm camera, âm thanh, kiểm tra tín hiệu RF, xử lý sự cố nhiệt và modem.

Sau giai đoạn ươm tạo, các đội sẽ bước vào vòng chung kết diễn ra vào tháng 8/2024. Ba đội chiến thắng chung cuộc sẽ nhận được các giải thưởng trị 100.000, 75.000 và 50.000 USD.

Được khởi động từ năm 2019, “Thử thách đổi mới sáng tạo Qualcomm Việt Nam” là cuộc thi thường niên nhằm xác định và nuôi dưỡng các startup hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tiềm năng của Việt Nam. Dưới sự hỗ trợ của Bộ KH&CN, chương trình hướng đến mục tiêu phát triển hệ sinh thái công nghệ đang lên bằng cách tìm kiếm và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiết kế các sản phẩm 5G, IoT, AI, thành phố thông minh, thiết bị đeo và đa phương tiện sử dụng nền tảng và công nghệ di động của Qualcomm Technologies.

“Việt Nam là một khu vực trọng điểm để nuôi dưỡng tài năng đổi mới sáng tạo, các công ty khởi nghiệp cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, ông Thiều Phương Nam, Tổng giám Qualcomm Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan cho biết. “Chúng tôi mong muốn được chứng kiến tác động của những giải pháp này trong việc định hình bối cảnh công nghệ của Việt Nam và góp phần vào sự thành công liên tục của Việt Nam.”