Các bệnh về gan là một trong những hậu quả phổ biến nhất của việc uống quá nhiều rượu (cồn). Tuy nhiên, kể cả khi con người không uống rượu, một số loại vi khuẩn trong ruột vẫn sản sinh ra cồn gây tổn thương gan.

Một phần tư số người trưởng thành trên thế giới mắc bệnh Gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD - non-alcoholic fatty liver disease), khi mỡ tích tụ, cản trở chức năng gan dù bệnh nhân không uống quá nhiều rượu. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định, song tên bệnh được các nhà khoa học cho rằng đang ít nhiều gây hiểu lầm.

Lá gan khỏe mạnh (bên trái), với gan nhiễm mỡ do cồn hoặc không do cồn (bên phải). Ảnh: Eranicle/Shutterstock

Nhà nghiên cứu Jing Yuan và các đồng sự từ Viện Dịch tễ học Trung Ương Trung Quốc đã nghiên cứu tình trạng của một bệnh nhân NALFD dạng nặng. Bệnh nhân này còn mắc hội chứng “nhà máy bia tự động” (ABS – auto brewery syndrome) – trải qua cảm giác say mỗi khi ăn đồ có hàm lượng đường cao. Nhiễm khuẩn nấm men thường được cho là nguyên nhân gây ra ABS, nhưng bệnh nhân không hề biểu hiện nhiễm khuẩn và cũng không hề phản ứng với các liệu pháp điều trị nấm.

Nghiên cứu sâu hơn, Yuan phát hiện loại cồn gây say cho bệnh nhân này thực chất đến từ vi khuẩn trong ruột và tỏ ra kinh ngạc trước khối lượng cồn chúng sản xuất được. “Khi cơ thể bị quá tải và không thể phân giải lượng cồn sản xuất bởi những vi khuẩn này, các triệu chứng bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ phát triển và gây bệnh kể cả khi người bệnh không uống rượu.”

Qua xét nghiệm mẫu chất thải của các bệnh nhân mắc ABS, các nhà nghiên cứu xác định nguyên nhân là giống vi khuẩn đường ruột Klebsiella pneumonia.

Ảnh: Quá trình hội chứng ABS gây bệnh cho gan.

Hầu hết ai cũng có khuẩn K.pneumonia trong hệ thống tiêu hóa, nhưng phần lớn chúng chỉ sản sinh một lượng cồn rất nhỏ. Trong khi đó, lượng cồn do giống vi khuẩn sản sinh được Yuan tìm thấy trong ruột bệnh nhân NAFLD cao gấp 6 lần bình thường.

Yuan phát hiện 60% người Trung Quốc mắc bệnh NALFD đều có khuẩn K.pneumonia sản xuất lượng cồn trong ruột lớn đáng kể, dù hiếm khi đủ để hình thành dấu hiệu ngộ độc. Hay nói cách khác, cứ một trên 7 người sẽ có một người chưa cần uống rượu đã mắc bệnh gan do cồn tự sản sinh trong ruột.

Nhằm chứng minh vai trò của gây bệnh NAFLD của loại cồn này, Yuan đã thực hiện thử nghiệm đưa các chuỗi khuẩn K. pneumonia lên men cao và thấy lượng mỡ tích tụ trong gan chúng tăng lên chỉ sau một tháng. Một tháng nữa sau đó, gan của chúng đã hình thành sẹo – dấu hiệu gan gặp thương tổn nghiêm trọng. Song, dấu hiệu này ngừng hẳn sau khi khuẩn K.pneumonia bị loại bỏ khỏi cơ thể chuột.

Các nghiên cứu tiếp theo được thực hiện nhằm xác định liệu vi khuẩn lên men này có ảnh hưởng đến mọi đối tượng hay không, cũng như tìm liệu pháp chữa trị bên cạnh biện pháp giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

Nguồn: https://www.iflscience.com/health-and-medicine/even-if-you-dont-drink-your-liver-can-suffer-damage-from-alcohol/