Trong gần 56 năm, tên lửa mặt trăng Saturn V của Wernher von Braun là vật thể bay lớn nhất và có tiếng ồn kinh khủng nhất mà con người đã tạo ra. Người tạo ra chúng đã mơ về những điều thậm chí còn vĩ đại hơn.

Năm trong số các động cơ F-1 khổng lồ cung cấp năng lượng cho tầng đầu tiên của Saturn V.
Năm trong số các động cơ F-1 khổng lồ cung cấp năng lượng cho tầng đầu tiên của Saturn V.

Không ai lại tự nguyện ngồi dưới gần 3400 mét khối khí hóa lỏng dễ nổ. Có đúng không có ai? Hoàn toàn ngược lại! Năm 1969, không có nơi nào trên thế giới lại có chỗ mà nhiều người khao khát như ba vị trí trên đỉnh tên lửa Saturn V, chỗ đó chỉ giành cho những người đàn ông độ tuổi tam tuần, am hiểu công nghệ và là phi công máy bay phản lực diện siêu đẳng thuộc lực lượng vũ trang Hoa Kỳ mới đủ điều kiện (chỉ có một trường hợp ngoại lệ duy nhất, đó là nhà địa chất Harrison “Jack” Schmitt).

Saturn V đã minh chứng cho mọi sự tin tưởng mà người ta đã đặt vào nó: không hề có một trục trặc nào ở các lần khởi động mà chỉ có vài sự cố lặt vặt. Với khối lượng phóng lên tới 3000 tấn, đây là loại tên lửa mạnh nhất từng được chế tạo. Tuy nhiên, vừa qua Saturn V mất vị trí hàng đầu này vào tháng 4/2023, ngay khi lần phóng thành công đầu tiên của Starship, tên lửa khổng lồ mới của nhà doanh nghiệp đa năng Elon Musk (Tesla, Twitter). Starship nặng tới 5.000 tấn, cao 119 mét, cao hơn Saturn V 9 mét.

Tuy nhiên, tên lửa mặt trăng này vẫn là một kỷ lục công nghệ cao, bởi vì trong gần 56 năm, kể từ chuyến bay đầu tiên vào ngày 9/11/1967 cho đến khi phóng tàu vũ trụ, nó là vật thể bay hùng mạnh nhất mà con người đã tạo ra. Tổng cộng đã có 13 chuyến bay, 10 chuyến trong số đó có phi hành đoàn gồm ba người. Trong số 15 tên lửa Saturn V được chế tạo, chỉ còn lại hai chiếc, các bộ phận của chúng đang được trưng bày tại bốn cơ sở vũ trụ của Hoa Kỳ, chúng được dự định giành cho các sứ mệnh mặt trăng Apollo 18 và Apollo 19, song đã bị hủy.

Ai đã tạo ra vật thể nhân tạo có tiếng ồn to nhất này (trừ bom nguyên tử)? Cha đẻ của nó là Wernher von Braun, một kỹ sư tài ba, người đã dành cả đời để mơ ước được du hành vào vũ trụ bằng tên lửa. Để thực hiện ước mơ này, ông đã tham gia vào chế độ Đức quốc xã, trong chế độ đó ông đã phát triển tên lửa đạn đạo đầu tiên và biến nó thành vũ khí đó là loại bom V-2.

Khả năng chuyên môn của Braun (cũng như của hơn một trăm cộng sự của ông) xuất sắc đến mức đến năm 1945, Hoa Kỳ đã bỏ qua sự tham gia của các nhà nghiên cứu này vào tội ác của chế độ Quốc xã, sử dụng họ như các chuyên gia để tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu và phát triển vũ khí của họ. Không giống như Liên Xô, dùng cơ quan mật vụ tiến hành các biện pháp cưỡng chế bắt các kỹ sư xuất sắc của Đức phát triển các loại vũ khí mới. Các nhà nghiên cứu tên lửa của Đức ở Hoa Kỳ đã trở thành nòng cốt của cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ Nasa.

Wernher von Braun 1969.
Wernher von Braun 1969.

Sau khi phóng thành công tên lửa Saturn V đầu tiên nhà báo Adalbert Bärwolf về mảng khoa học của báo Welt đã có cuộc phỏng vấn dài với ông Braun ở Mỹ. Về mối tương quan giữa V-2, nặng tối đa 12,5 tấn và Saturn V, nhà phát triển chính cho biết: “Vào thời điểm V-2, người ta biết rất ít về các nguyên tắc vật lý của tên lửa siêu thanh tầm xa. Các câu hỏi như liệu lớp vỏ của tên lửa có chịu được chuyến bay siêu thanh hay không đã gây tranh cãi khá nhiều. Hồi đó, chúng tôi cảm thấy nhiều lĩnh vực chưa thực sự chắc chắn”.

Bärwolf tiếp tục hỏi: “Với Saturn V, lần đầu tiên Hoa Kỳ đã vượt qua Liên Xô về lực đẩy. Nhưng Hoa Kỳ không lên kế hoạch cho bất kỳ tên lửa nào lớn hơn. Làm sao sự dừng lại trong quá trình phát triển này có thể dung hòa được với mục tiêu của Hoa Kỳ là đạt được ưu thế trong không gian?” Wernher von Braun đã phản bác: “Tuyên bố của ông về một thứ gì đó mạnh hơn Saturn V không được lên kế hoạch chỉ đúng một phần. Chúng tôi đã thực hiện tất cả các loại nghiên cứu về tên lửa với tải trọng thậm chí còn lớn hơn. Chúng tôi gọi một trong những thiết kế tên lửa lớn hơn này là ‘Nova’”.

Braun nói tiếp: “Nova” không chỉ là một thiết kế thay thế, mà là cả một tập hợp các công trình khổng lồ. Một số trong số chúng chỉ lớn hơn một phần ba so với Saturn V, số khác nặng gấp ba lần. Điểm chung của một số thiết kế “Nova” (chương trình đã bị ngừng vào năm 1964 để tập trung vào tên lửa Saturn) là 8 đến 16 động cơ F-1 khổng lồ sẽ cung cấp năng lượng cho giai đoạn đầu tiên của chúng, Saturn V có 5 động cơ.

Các nghiên cứu khác về tên lửa mạnh hơn đã giúp cho Saturn V có được các trang thiết bị hỗ trợ phóng tên lửa rắn được ghép nối theo chiều ngang, được gọi là tên lửa đẩy. Khái niệm này sau đó đã được sử dụng với tàu con thoi. Braun tự tin tuyên bố trong cuộc phỏng vấn trên tờ WELT: “Nếu ngày mai ai đó muốn có một tên lửa với trọng tải gấp đôi Saturn V, chúng tôi biết chính xác nên đề xuất điều gì”.

Dù sao thì sức mạnh của tên lửa thực sự không còn là vấn đề nữa: “Chúng tôi có đầy đủ khả năng để khai thác hết khả năng tải trọng lớn hiện có của Saturn V. Vì vậy, chúng tôi cần dành số tiền của mình để thực hiện các nhiệm vụ bay hữu ích thay vì tăng thêm khả năng tải trọng của tên lửa. Mang đá lát đường lên quỹ đạo hỏi có ích gì. Cần một sứ mệnh đầy ý nghĩa cho mỗi chuyến bay vào không gian rất tốn kém này”.

Tổng thống Hoa Kỳ thứ 35, John F. Kennedy, đã đề ra một nhiệm vụ to lớn cho Saturn V, ông tuyên bố hôm 25/5/1961: “Tôi tin rằng quốc gia chúng ta cần cam kết đưa con người lên Mặt trăng và đưa người đó trở lại Trái đất an toàn trước khi thập kỷ này kết thúc. Không có dự án không gian đơn lẻ nào trong thời gian này ấn tượng hơn hoặc quan trọng hơn đối với nhân loại, đó là việc khám phá không gian lâu dài, nhưng cũng sẽ không có dự án nào khó khăn và tốn kém như vậy”.

Vị Tổng thống trẻ tuổi đã rất đúng đắn khi giao cho Hoa Kỳ và phương Tây một nhiệm vụ mà từ đó khơi dậy lòng nhiệt tình và giải tỏa nguồn năng lượng khổng lồ.

Nhà báo Adalbert Bärwolf đã hỏi Braun hồi tháng 11/1967: “Ông có nghĩ rằng một cuộc đổ bộ lên Mặt trăng có người lái vào năm 1969 là khả thi không?” Ông Braun đã trả lời đầy tự tin: “Kế hoạch làm việc của chúng tôi hiện tại là, thực hiện năm chuyến bay có người với tên lửa khổng lồ để đưa tất cả các thành phần của hệ thống tàu vũ trụ Apollo, tức phương tiện đổ bộ lên Mặt trăng đồng thời thực hiện các chuyến bay thử nghiệm gần Trái đất đối với phi hành đoàn”.
Chuyến bay thứ chín của Saturn V, là thử nghiệm đầu tiên hạ cánh trên bề mặt của Mặt trăng, tức là khoảng cuối 1969. Về cơ bản, Wernher von Braun tỏ ra rất lạc quan: "Nếu kế hoạch này diễn ra một cách hoàn toàn suôn sẻ, chúng ta sẽ nén nó lại một chút và có thể bỏ một hoặc thậm chí hai trong số các chuyến bay này”.

Thực tế, mọi chuyện đã diễn ra chính xác như vậy: Đã có hai chuyến bay thử nghiệm không người lái của Saturn V, Apollo 4 và Apollo 6, sau đó là ba chuyến bay có người lái (Apollo 8 đến Apollo 10) trước khi Apollo 11 thực hiện chuyến hạ cánh đầu tiên lên Mặt trăng. Điều này diễn ra thậm chí sớm hơn nửa năm so với lời cam kết của Kennedy và Braun, đó là ngày 20/7/1969. Sau này còn có sáu chuyến nữa lên Mặt trăng.