Sáng 17/8, Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông khoa học và công nghệ phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến: "Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN: Tôn vinh tài năng, trí tuệ và sự cống hiến của nhà khoa học".

Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc; GS-TSKH Vũ Minh Giang, Ủy viên Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước lĩnh vực Lịch sử - Văn hóa; GS Phan Huy Lê - tác giả công trình "Lịch sử và Văn hóa Việt Nam - Tiếp cận bộ phận" đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh, lĩnh vực Lịch sử - Văn hóa;
GS-TS Phạm Minh Thông, đồng tác giả công trình "Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch" đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh lĩnh vực Y tế trao đổi với độc giả. Ảnh: Ngũ Hiệp.
GS-TS Phạm Minh Thông, đồng tác giả công trình "Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch" đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh lĩnh vực Y tế trao đổi với độc giả. Ảnh: Ngũ Hiệp.
GS-TS Phạm Minh Thông, đồng tác giả công trình "Ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong chẩn đoán, điều trị một số bệnh lý mạch não bằng điện quang can thiệp nội mạch" đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh lĩnh vực Y tế; GS-TSKH Thân Đức Hiền, đại diện đồng tác giả công trình "Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp" đoạt Giải thưởng Nhà nước về KH&CN, lĩnh vực Vật lý là các khách mời tham dự chương trình.

Các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Ngũ Hiệp.
Các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Ngũ Hiệp.

Trả lời câu hỏi của bạn đọc tại buổi giao lưu về tác động của giải thưởng đã được trao tặng cho công trình đặc biệt xuất sắc và xuất sắc, có giá trị cao về KH&CN; Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, Giải thưởng cũng đã có tác động tích cực trong việc khích lệ các nhà khoa học tiếp tục cống hiến, sáng tạo và hình thành các trường phái khoa học, xây dựng các nhóm nghiên cứu tạo cơ hội cho thế hệ trẻ tiếp tục dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học.

"Những giải thưởng được trao tặng cũng giúp cho cộng đồng khoa học thế giới thấy được diện mạo của nền khoa học Việt Nam. Đối với những nhà khoa học, ngoài chế độ đãi ngộ về vật chất và điều kiện làm việc, việc được tôn vinh, ghi nhận những đóng góp sẽ là nguồn động viên rất lớn" - Thứ trưởng Phạm Công Tạc nhấn mạnh.

Thứ trưởng Phạm Công Tạc (bên trái) trả lời độc giả tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Ngũ Hiệp.

Nói về tiêu chí quan trọng để một công trình/cụm trình được xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Ủy viên Hội đồng cấp Nhà nước cho biết: các công trình được đề nghị xét giải thưởng HCM và Giải thưởng Nhà nước cần đạt được 3 tiêu chí:

Đối với Giải thưởng Hồ Chí Minh:
1. Phải là một công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc;
2. Về giá trị khoa học: phải có một giá trị khoa học đặc biệt, thể hiện diện mạo khoa học của đất nước trong 1 thời kỳ;
3. Phải có những đóng góp đặc biệt lớn với đất nước, với sự nghiệp cách mạng và có ảnh hưởng lớn trong xã hội.

Đối với Giải thưởng Nhà nước: Cũng dựa trên ba tiêu chí ấy nhưng chỉ cần đạt ở mức độ rất xuất sắc, có giá trị khoa học rất cao và có đóng góp rất lớn.

Các giá trị này được cụ thể hóa thành các tiêu chí cụ thể. Chú ý tới giá trị tiêu biểu đối với Việt Nam trong một thời kỳ (cụ thể là 5 năm một lần).

Gs-TSKH Vũ Minh Giang đang giao lưu với bạn đọc. Ảnh: Ngũ Hiệp.
Gs-TSKH Vũ Minh Giang đang giao lưu với bạn đọc. Ảnh: Ngũ Hiệp.

Là tác giả có công trình đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh năm nay, GS Phan Huy Lê chia sẻ niềm vui về sự ghi nhận này. Ông cho biết, thời gian qua khoa học xã hội của Việt Nam đã có những bước phát triển rất đáng kể. Điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện, từ cơ cấu chuyên môn của các ngành khoa học xã hội, các tổ chức nghiên cứu và đào tạo cho đến đội ngũ các nhà khoa học và các sản phẩm nghiên cứu. Về nghiên cứu, trong thời gian khoảng ba thập kỷ trở lại đây có rất nhiều công trình được công bố và nhiều đề án cấp quốc gia đã được thực hiện.
GS Phan Huy Lê chia sẻ với độc giả về sự đóng góp của khoa học xã hội đối với sự phát triển xã hội. Ảnh: Ngũ Hiệp.
GS Phan Huy Lê chia sẻ với độc giả về sự đóng góp của khoa học xã hội đối với sự phát triển xã hội. Ảnh: Ngũ Hiệp.

Tuy nhiên, GS Phan Huy Lê cũng thẳng thắn cho rằng, khoa học xã hội Việt Nam cũng bộc lộ một số mặt hạn chế, đó là tình trạng đội ngũ nhà khoa học rất đông, nhưng chất lượng chưa cao, đặc biệt là hầu như rất ít chuyên gia và thiếu các công trình nghiên cứu nhiều về số lượng nhưng vẫn thiếu những công trình nghiên cứu tầm cỡ.

Buổi giao lưu nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả cho thấy sự quan tâm của cộng đồng tới giải thưởng cũng như sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những đóng góp của các nhà khoa học.

GS-TSKH Thân Đức Hiền - đại diện đồng tác giả công trình "Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp" đoạt Giải thưởng Nhà nước về KH&CN. Ảnh: Ngũ Hiệp.
GS-TSKH Thân Đức Hiền - đại diện đồng tác giả công trình "Nghiên cứu cơ bản và định hướng ứng dụng các vật liệu từ liên kim loại đất hiếm - kim loại chuyển tiếp" đoạt Giải thưởng Nhà nước về KH&CN tại buổi giao lưu trực tuyến. Ảnh: Ngũ Hiệp.

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là hai Giải thuởng cao quý thuộc lĩnh vực KH&CN do Đảng và Nhà nước trao tặng cho tác giả công trình có giá trị cao về khoa học, công nghệ và thực tiễn. Công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về KH&CN là công trình khoa học tiêu biểu, có giá trị cao về KH&CN, hiệu quả kinh tế - xã hội, có ảnh hưởng rộng lớn, lâu dài trong đời sống, là kết quả của sự dày công nghiên cứu, cống hiến trí tuệ và tài năng của các nhà khoa học phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.



Xem toàn bộ thông tin về cuộc giao lưu trực tuyến tại đây!