Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nên cam Cao Phong có mùi thơm, có vị ngọt và ít chua hơn các loại cam khác.

Khu vực địa lý nằm trong dải khí hậu cận nhiệt đới - nóng, mưa vừa, mùa lạnh ngắn (4 tháng), mùa khô dài (5 - 6 tháng). Nhiệt độ thấp nhất từ 15,5 - 17 độ C (tháng 12 - 3), nhiệt độ cao nhất (tháng 5 - 7) đều nhỏ hơn 30 độ C và không có tháng nào trong năm có nhiệt độ tác động tiêu cực đối với cây cam (dưới 12,5 độ C hoặc trên 40 độ C). Nền nhiệt độ này thấp hơn vùng cam Vinh nên quá trình tích lũy đường không bằng cam Vinh.


Nhiệt độ của khu vực địa lý luôn thấp hơn các vùng cam khác khoảng 1độ C. Đặc biệt, nhiệt độ thấp vào thời kỳ đậu quả (cuối tháng 3, đầu tháng 4) tạo điều kiện cho quá trình biến đổi tinh bột thành đường. Vì vậy, cam Cao Phong có vị ngọt và ít chua hơn so với vùng phụ cận.



Biên độ nhiệt ngày đêm của khu vực địa lý thường cao hơn các vùng cam đồng bằng khoảng 2 độ C. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn sẽ tạo điều kiện cho quá trình biến đổi các chất hữu cơ và tạo ra một số chất thơm. Biên độ nhiệt ngày đêm của vùng cam Cao Phong lớn hơn vùng cam Vinh nên cam Cao Phong có mùi thơm hơn cam Vinh.

Như vậy, chất lượng đất của khu vực địa lý phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của cây cam. Lượng nước ngầm và nước mặt phong phú là điều kiện thuận lợi cho nguồn nước tưới ở khu vực địa lý giúp sản phẩm có độ Brix cao. Biên độ nhiệt ngày đêm của khu vực địa lý thường cao hơn các vùng cam đồng bằng khoảng 2 độ C. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn sẽ tạo điều kiện cho quá trình biến đổi các chất hữu cơ và tạo ra một số chất thơm. Biên độ nhiệt ngày đêm của vùng cam Cao Phong lớn hơn vùng cam khác của Việt Nam nên cam Cao Phong có mùi thơm, có vị ngọt và ít chua hơn các loại cam khác.