Chính phủ Anh đang đề xuất thành lập một Quỹ đầu tư cho khoa học như một phần của ‘cách tiếp cận mới”, hỗ trợ các lĩnh vực nghiên cứu KH&CN mới nổi như mô hình Cơ quan quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến quân đội Mỹ (DARPA), nơi có uy tín về các hệ thống định vị toàn cầu và internet.

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Báo cáo trước nghị viện, Bộ trưởng Bộ Khoa học Chris Skidmore cho biết DARPA kiểu Anh sẽ tập trung vào những dự án công nghệ tiên tiến và nó sẽ “khác biệt với các quá trình cấp kinh phí theo dạng truyền thống”. Khi được hỏi là cơ quan này có chịu sự kiểm soát của chính phủ hay không, ông không trả lời câu hỏi này mà nói nó có thể được xếp vào một trong Quỹ đầu tư góp phần thực hiện mục tiêu của chính phủ tiến gần tới không phát thải khí nhà kính vào năm 2050, mà chỉ cho biết là các chi tiết đầy đủ về cơ quan này sẽ được công khai vào đầu năm tới.

Một trong những mục tiêu của việc thành lập cơ quan DARPA kiểu Anh là nhằm tạo điều kiện cho các nhà khoa học Anh có thêm cơ hội nhận được kinh phí tài trợ, bởi sau Brexit thì họ không còn khả năng nộp hồ sơ xin tài trợ từ Hội đồng nghiên cứu châu Âu (ERC), hoặc giành nhiều học bổng của EU.

Vào tháng 3/2019 chính phủ đã đề nghị Adrian Smith, Viện trưởng Viện Alan Turing ở London, làm báo cáo về các cơ hội hợp tác quốc tế của khoa học Anh sau Brexit. Trong một cuộc đối thoại tại trường Đại học Hoàng gia London vào đâu tháng 10/2019, Smith đã nêu những nhận xét chính trong báo cáo của mình trong tình huống không đạt được thỏa thuận Brexit, Smith cho rằng Anh có thể khởi động một giải pháp “lớn hơn và khả thi hơn”với Hội đồng nghiên cứu châu Âu, Anh có thể đóng vai trò đối tác với các nước khác và cho phép các nhà khoa học của mình nộp hồ sơ xin tài trợ các khoản mới.

Và dù tình huống nào xảy ra thì Anh cũng cần có cơ quan cấp quỹ mới. Do vậy, Adrian Smith gặp Bộ trưởng Bộ khoa học Anh Chris Skidmore để thiết lập một cơ quan cấp quỹ mới với thủ tục nhanh chóng để kịp thời nắm bắt cơ hội mới xuất hiện. Ông cho rằng sự chậm chạp trong hệ thống cũ khiến Anh khó tận dụng được các cơ hội mới nổi, “chúng ta không có bất cứ một hình thức cấp quỹ nào đủ nhanh, cũng không thể có cách nào có tiền để thực hiện liên kết nhanh như ở Israel hayt Singapore.” Có lẽ, Adrian Smith hàm ý đến sự cần thiết như một cơ quan kiểu DARPA tại Anh để thúc đẩy các cơ hội đầu tư và nắm bắt tình huống mới nảy sinh.

Có cần một DARPA kiểu Anh?

Phản ứng của các nhà khoa học Anh, những người từng chứng kiến việc định hình lại các tổ chức tài trợ cho khoa học trong vòng hai năm qua, trong đó có Cơ quan Nghiên cứu và đổi mới Anh (UKRI), là khá bối rối.

Đề xuất về một tổ chức như DARPA với mục tiêu thúc đẩy công việc R&D ở thời kỳ hậu Brexit, gợi ra nhiều câu hỏi cơ bản, James Wilsdon, giáo sư nghiên cứu về chính sách nghiên cứu về khoa học số tại trường Sheffield nói. “Mực còn gần như chưa khô với những thay đổi lớn trong kiến trúc tổng thể của hệ thống nghiên cứu của Anh. UKRI mới hoạt động được 18 tháng”, ông băn khoăn về việc hình thành một cơ quan mới khi UKRI vẫn còn đang “chập chững”. Kieron Flanagan, nhà nghiên cứu về chính sách KH&CN tại trường đại học Manchester, cũng cho rằng đề xuất về Quỹ DARPA tạo cảm giác UKRI “là một thất bại, ít nhất là trong việc hỗ trợ các công nghệ mới nổi”.

Là một cơ quan được nhà nước bảo trợ được tạo ra từ việc sáp nhập tất cả các hội đồng nghiên cứu và cơ quan đổi mới sáng tạo Anh, UKRI cấp kinh phí cho nghiên cứu với tổng ngân sách được cấp trên 6 tỷ bảng hằng năm. Việc tập trung các tổ chức nghiên cứu vào một chỗ đang gây tranh cãi, nhiều nhà khoa học sợ hãi rằng nó có thể dẫn đến việc giảm sút vai trò của các tổ chức này.

Do đó hiện vẫn chưa rõ là một cơ quan tài trợ cho nghiên cứu theo dạng DARPA có thể tồn tại một cách độc lập với UKRI hay là một phần của UKRI, Wilsdon nhận xét. “Nếu nó độc lập thì tại sao lại có xu hướng tích hợp, vốn đang diễn ta ở UKRI và khiến nó trở nên ít giá trị?”

Sarah Main, giám đốc điều hành của nhóm vận động hành lang Campaign foe Science and Engineering, đồng ý với quan điểm của Wilsdon và nêu, “chúng tôi đang chờ đợi chính phủ làm rõ hơn các đề xuất thành lập này. Cụ thể chúng tôi chờ đợi các chi tiết được làm rõ trong việc tạo ra một cơ quan cấp quỹ mới và cách thực thi công việc ở UKRI sau quãng thời gian hoạt động ban đầu.”

Hiện UKRI mới chỉ ban hành một chương trình tài trợ mang tên Quỹ dành cho những thách thức mang tính chiến lược của ngành công nghiệp (The Industrial Strategy Challenge Fund) - chương trình được thiết kế giống cung cách các dự án của DARPA để đảm bảo có được những lợi ích kinh tế trong tương lai gần.

Tham vọng này hướng đến việc tạo ra những cấu trúc cho phép tạo ra nhiều phù hợp hơn trong cấp kinh phí một cách nhanh chóng và linh hoạt hơn trước bối cảnh Anh chuẩn bị cho một hệ thống nghiên cứu hậu Brexit.

Báo cáo của Adrian Smith cho thấy Anh cần thực hiện nhiều hơn việc lập Quỹ dạng DARPA bởi khi không còn là một phần của EU, Anh sẽ không còn nhiều cơ hội để tham gia nhiều chương trình tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ, không chỉ dành cho các viện trường mà còn cho các doanh nghiệp muốn đổi mới công nghệ.

Ông còn đề cập đến vấn đề: Chính phủ Anh cần “tìm thêm những nguồn kinh phí phụ thêm bên cạnh nguồn kinh phí của chính phủ” để đảm bảo đầu tư bền vững cho nghiên cứu cơ bản hậu Brexit và không được hưởng lợi từ Horizon Europe, chương trình đầu tư cho nghiên cứu lớn nhất châu Âu “Nếu Anh không kết nối được với Horizon Europe thì chúng ta phải tìm thêm các nguồn đầu tư mới trên những hình thức khác rộng hơn như hợp tác quốc tế”, báo cáo lưu ý.

Adrian Smith, Giám đốc Viện Alan Turing.
Adrian Smith, Giám đốc Viện Alan Turing.

Báo cáo cũng đề xuất một chương trình cấp học bổng với những khoản học bổng lớn trong thời gian dài dành cho các nhà nghiên cứu đặc biệt, giúp các cơ quan Anh có thể tuyển dụng được nhiều nhà nghiên cứu quốc tế. Để quá trình tuyển dụng các tài năng quốc tế được diễn ra dễ dàng hơn, báo cáo nêu cần cải cách các chính sách về nhập cư, kết hợp nó với các chương trình học giả. Đây là những cách làm có thể để Anh giữ vững được vị thế khoa học trên toàn cầu của mình. Theo báo cáo, “nhìn chung, những người được chúng tôi phỏng vấn đề muốn thấy có sự liên kết rõ ràng của chính sách nhập cư với nhu cầu tuyển dụng của cộng đồng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Anh”.

Chính phủ Anh cần thúc đẩy “đầy đủ những tiên tiến trong tiềm năng sáng tạo của Anh để hướng dẫn và hình thành nó” trong Quỹ Chia sẻ thịnh vượng Anh (Shared Prosperity Fund), một cơ quan mới được thành lập để thay thế những hỗ trợ cấp vùng của Hội đồng nghiên cứu châu Âu với kinh phí 2 tỷ bảng hàng năm.

Do đó về tổng thể thì Anh cần nguồn tài trợ ổn định, giữ vững các hình thức hợp tác quốc tế và phát triển nó trên phạm vi lớn, tương tự như quy mô hợp tác mà Anh có được thông qua các chương trình của EU.