Nhằm phục hồi môi trường nghiên cứu và ĐMST của Pháp, các nhà khoa học đã gửi một báo cáo cho chính phủ, trong đó chỉ ra những điểm yếu đã tồn tại từ lâu trong cấu trúc, quản lý và tài trợ cho khoa học Pháp.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến đi thăm Công ty Dược phẩm Aguettant ở Champagne, Ardèche, vào ngày 13/6/2023.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong chuyến đi thăm Công ty Dược phẩm Aguettant ở Champagne, Ardèche, vào ngày 13/6/2023.

Năm nhà nghiên cứu thuộc các chuyên ngành khác nhau đã đề xuất 14 điểm vào việc tái sắp xếp, đơn giản hóa và chuyển đổi môi trường khoa học và đổi mới sáng tạo Pháp, sau khi bộ trưởng Bộ GD&KH Retailleau ủy quyền cho họ thực hiện một đánh giá về hệ thống quản lý khoa học Pháp vào tháng 12/2022.

Vấn đề chính theo các nhà khoa học là tình trạng quan liêu và việc thiếu hụt tài trợ. Một gánh nặng hành chính quá lớn đang kìm giữ sự sáng tạo của các nhà khoa học trong khi cách chỉ đạo nghiên cứu từ trên xuống lại trực tiếp và thiếu minh bạch trong mối quan hệ giữa các trường đại học nghiên cứu lớn và các cơ quan nghiên cứu quốc gia như CNRS, Inserm, khiến các nhà nghiên cứu cảm thấy công việc của họ đứng trước chướng ngại vật, báo cáo cho biết.

Để giải quyết vấn đề này, một cấu trúc quản lý khoa học mới cần được tạo ra để thay thế cấu trúc quản lý đang tồn tại, tập trung vào sáu mục tiêu chiến lược, nhằm phục hồi môi trường nghiên cứu và đổi mới sáng tạo, phân định vị trí của các nhà nghiên cứu hiện đang phải soạn thảo nhiều báo cáo hơn cả một nhà quản lý, đáp ứng các yêu cầu về thủ tục hành chính, tiến tới trao cho họ nhiều thời gian để làm nghiên cứu nhiều hơn. Trên thực tế, những mục tiêu này động chạm đến toàn bộ hệ thống quản lý khoa học, và có nghĩa là hiện đại hóa toàn bộ, báo cáo cho biết.

Cải cách từ trên xuống

Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống nghiên cứu phải bao hàm cả những thay đổi về cách hệ thống nghiên cứu vận hành từ cấp thấp nhất lên cấp chính phủ và điện Elysée.

Ở mức quốc gia, báo báo cho rằng Hội đồng nghiên cứu chiến lược chính sách (Le Conseil stratégique de la recherche CSR), một cơ quan cố vấn khoa học cho thủ tướng, cần được loại bỏ bởi nó gần như không hoạt động kể từ khi thành lập vào năm 2013, và trong mọi trường hợp đều không tạo ra ảnh hưởng mang tính chiến lược.

Thay vào đó, báo cáo đã đề xuất thành lập một cơ quan cố vấn khoa học gồm những thành viên toàn thời gian mang tên Haut-conseiller à la science (HCS) (theo mô hình cố vấn khoa học chính ở Canada, cố vấn khoa học chính của Chính phủ ở Anh và cố vấn khoa học cho thủ tướng ở New Zealand) để có thể cố vấn cho cả tổng thống lẫn thủ tướng, dựa Báo cáo cho rằng cơ quan HCS phải được đặt trong cơ cấu quản lý của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu.

Cũng có một đề xuất trao cho các cơ quan nghiên cứu một vai trò lớn hơn trong việc chỉ đạo các chương trình nghiên cứu ở cấp quốc gia, bằng việc điều phối một kế hoạch nghiên cứu quốc gia (Plan national de recherche PNR), để củng cố hoặc thiết lập quyền dẫn dắt trong các lĩnh vực khoa học mà giờ Pháp đang có thế mạnh.

Với chính sách này, cơ quan nghiên cứu địa phương và trường đại học, thành lập các Trung tâm đổi mới sáng tạo Đại học (Pôle universitaire d’innovation PUI), một chính sách đầy tham vọng với các dự án đổi mới sáng tạo để thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hình thành các startup do Bộ Giáo dục và Khoa học điều hành. Chính sách cho phép thành lập các cụm sinh thái, được thử nghiệm từ cuối năm 2021 với năm cơ sở thí điểm, để tăng cường vai trò của các trường đại học trong cấu trúc hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của các vùng với các tổ chức nghiên cứu quốc gia trong vùng và các điều kiện cơ sở vật chất, pháp lý để chuyển giao công nghệ mới và ươm tạo các startup. Chính phủ cam kết bổ sung các nguồn lực để triển khai.

Kế hoạch nghiên cứu quốc gia trong việc giải quyết những vấn đề tồn tại của đất nước trong bối cảnh hệ thống nghiên cứu rất phức tạp, vì vậy theo báo cáo, những nhánh khác nhau của hệ thống nghiên cứu phải chia sẻ cùng một cơ sở hạ tầng nghiên cứu và đó phải là “nguyên tắc không nhầm cửa” (no-wrong door principle) - một chính sách nhằm đảm bảo cung cấp các lựa chọn thay thế và các kênh dịch vụ để đáp ứng nhu cầu về thủ tục hành chính của mọi công dân – nhờ đó có thể bỏ qua được những vấn đề phức tạp đang tồn tại về đánh giá hoặc xác nhận mà hệ thống nghiên cứu Pháp vẫn đòi hỏi các phòng thí nghiệm phải thực thi.

Đó còn là những ý tưởng mới để duy trì số lượng các nghiên cứu sinh và các giáo sư, chủ yếu là để tạo ra một môi trường học thuật bình đẳng ở mọi lĩnh vực nghiên cứu, thông qua việc phân chia bình đẳng trách nhiệm giảng dạy ở các nhà nghiên cứu giai đoạn đầu sự nghiệp và các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm cũng như tuyển dụng các nhà nghiên cứu cho các trường đại học và viện nghiên cứu trên toàn quốc gia Pháp.

Gia tăng đầu tư cho nghiên cứu

Báo cáo này cũng thúc đẩy việc chính phủ phải gia tăng đầu tư đáng kể cho khoa học sau nhiều năm ở mức thấp. Pháp đã dành 2,2% GDP cho R&D, một con số ở bên dưới mức chi của hai cường quốc khoa học là Đức và Mỹ. Chỉ có 1 tỷ Euro của ngân sách 50 tỉ Euro là dành cho chương trình đổi mới sáng tạo France 2030, do đó được cho là dẫn đến rủi ro cho nghiên cứu. Ngoài ra việc đầu tư cho những nghiên cứu tiên phong có thể cần được nâng từ 1 tỉ đến 2 tỉ Euro, báo cáo nhận xét.

Tương tự, sẽ cần đầu tư nhiều hơn cho các nhà nghiên cứu ở giai đoạn đầu sự nghiệp và các nghiên cứu sinh để thu hút họ vào nghề nghiên cứu ở Pháp và ngăn để họ ra nước ngoài lập nghiệp.

Được biết, Bộ Giáo dục và Khoa học chờ đợi sẽ bắt đầu chương trình cải cách hệ thống nghiên cứu vào cuối năm nay.

Ông Michel Kurek, giám đốc điều hành của Công ty France Multiverse Computing, đã đưa ra một số vấn đề mà ông cho là làm giảm đi năng lực đổi mới của Pháp.
Thứ nhất là gánh nặng hành chính đối với các nhà nghiên cứu Pháp. Ví dụ trong lĩnh vực máy tính lượng tử, có thể mất từ ​​sáu tháng đến một năm để các nhà nghiên cứu nhận được tài trợ của chính phủ trong khi ở Đức, khoản tài trợ tương tự có thể được nhận sau hai tháng.
Thứ hai, các nhà đầu tư Pháp chưa quan tâm thực sự đến hỗ trợ các công nghệ mới hoặc công nghệ sâu.Máy tính lượng tử vẫn được coi là một lĩnh vực mới nổi và các nhà đầu tư đều thờ ơ, không muốn rót tiền đầu tư.
Thứ ba, thiếu đầu tư tư nhân, đặc biệt là ở các công ty đang cố gắng mở rộng quy mô sau thành công ban đầu.Pháp đang cố gắng giải quyết vấn đề này, khi Tổng thống Emmanuel Macron đặt mục tiêu phát triển 100 startup kỳ lân của Pháp và tạo ra 500 startup công nghệ sâu vào năm 2030.


Nguồn: https://sciencebusiness.net/news/basic-science/sweeping-reforms-aim-make-french-research-system-stronger