Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature vào tháng 12, các nhà khoa học tại Đại học Cambridge, Vương quốc Anh đã tìm ra nguyên nhân gây ốm nghén khi phụ nữ mang thai.

Nhiều phụ nữ ốm nghén trong quá trình mang thai. Ảnh: Istock
Nhiều phụ nữ ốm nghén trong quá trình mang thai. Ảnh: Istock

Đó là một loạihormone mang tên “yếu tố biệt hóa tăng trưởng 15”, hoặc GDF15 do các tế bào nhau thai tiết ra.

Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone GDF15 trong máu của người mẹ bắt đầu tăng lên, gây ra những cơn buồn nôn bắt đầu từ tuần thứ tư của thai kỳ và kéo dài trong khoảng ba tháng.

Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm ra các phương pháp điều trị trong tương lai dành cho những bà mẹ mắc chứng nôn nghén nặng. “Việc ngăn chặn hoạt động của GDF15 tại thụ thể của nó ở người mẹ rất có thể mang lại hiệu quả cao trong việc giảm các triệu chứng ốm nghén”, Stephen O’Rahilly, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nguồn: Newsweek.com