Cho đến nay, có ít nhất 30 cá thể chim trên Đảo Chim đã chết do nhiễm virus H5N1.

Vào cuối tháng 10, Cơ quan Khảo sát Nam Cực (BAS) của Anh lần đầu tiên phát hiện các trường hợp nhiễm cúm gia cầm có độc lực cao (HPAI) ở loài chim cướp biển nâu (Stercorarius antarcticus) sống trên Đảo Bird thuộc khu vực Nam Cực. Cho đến nay, có ít nhất 30 cá thể chim trên Đảo Chim đã chết do nhiễm virus H5N1.

“Mặc dù nguồn gốc của virus cúm gia cầm H5N1 trên Đảo Chim là không rõ ràng, nhưng có khả năng nó đã lây truyền qua những con chim cướp biển nâu trở về sau chuyến di cư của chúng ở Argentina, nơi có nhiều trường hợp mắc bệnh”, Cơ quan Khảo sát Nam Cực nhận định. “Đợt bùng phát H5N1 đang diễn ra bắt đầu vào năm 2022 đã giết chết các loài chim biển trên khắp thế giới và sự lây nhiễm cũng lan sang các loài động vật có vú khác bao gồm mèo, chồn, cáo, hải cẩu và sư tử biển”.

Các nhà khoa học lo ngạiđợt bùng phát dịch cúm gia cầm độc lực cao tại Nam Cực có thể khiến nhiều loài động vật hoang dã sinh sản chậm trong khu vực như chim cánh cụtvà chim hải âu bị ảnh hưởng nặng nề.

Nguồn: Livescience.com