Hôn lễ của Hoàng tử Harry với nữ diễn viên Mỹ Meghan Markle đã được cử hành trọng thể vào hôm 19/05. Đó cũng chính là ngày mà vua Henry VIII ra lệnh xử trảm Anne Boleyn – người vợ thứ hai của ông.

Đám cưới của Hoàng tử Harry và diễn viên người Mỹ Meghan Markle (từng ly dị một lần) được tổ chức vào ngày 19/05, đúng ngày Hoàng hậu Anne Boleyn bị hành quyết. Ảnh: Time Life Pictures/Mansell/The LIFE Picture Collection/Getty Images (trái); Chris Jackson/Getty Images (phải)

Đám cưới của Hoàng tử Harry và diễn viên người Mỹ Meghan Markle (từng ly dị một lần) được tổ chức vào ngày 19/05, đúng ngày Hoàng hậu Anne Boleyn bị hành quyết. Ảnh: Time Life Pictures/Mansell/The LIFE Picture Collection/Getty Images (trái); Chris Jackson/Getty Images (phải)

Hoàng hậu Boleyn bị hành quyết năm 1536, khi mới 28 (hoặc 35) tuổi (hiện năm sinh của bà vẫn là một vấn đề lịch sử gây tranh cãi, 1501 hoặc 1507. Bà đã bị kết án vì tội ngoại tình, loạn luân và phản bội nhà vua. Các nhà sử học sau này đã kết luận rằng những tội danh đó là do vua Henry đã cố tình dàn dựng, vu cáo, loại bỏ bà để chuẩn bị đám cưới thứ 3 với Jane Seymour.

Khát khao người kế vị

Vua Henry VIII (sinh năm 1491) là vị hoàng đế thứ 2 của triều đại Tudor – cai trị Anh Quốc trong giai đoạn 1509 – 1547. Đối với ông này, việc tìm kiếm người kế vị ngai vàng thường xuyên là nỗi băn khoăn chế ngự tâm trí. Người vợ đầu tiên của Henry: Catherine xứ Aragon, cũng chính là góa phụ của anh trai ông – vua Arthur, đã mang thai ít nhất 7 lần trong cuộc hôn nhân với ông, nhưng hầu hết đều bị sảy hoặc do hài nhi chết yểu. Công chúa Mary (sinh năm 1515), là người con gái duy nhất của bà sống sót được qua thời thơ ấu.

Anne Boleyn là một trong những thị nữ theo hầu Hoàng hậu Catherine và lọt vào mắt xanh của Henry (khoảng năm 1526), nhưng đã nhất mực từ chối trở thành nhân tình của vua giống như chị của gái mình. Thay vào đó, bà này muốn có một danh phận chính thức như hoàng hậu. Nhưng theo đạo đức tôn giáo, vì không được phép lấy hai vợ, cũng như không thể ly dị, cho nên Henry đã yêu cầu Catherine lặng lẽ rời khỏi hoàng gia về tu viện và hủy hôn, nhưng bà đã từ chối. Thậm chí, vua còn dành cả năm trời để thương lượng và thỉnh cầu Giáo hoàng cho phép bãi bỏ cuộc hôn nhân, nhưng đã không được chấp thuận. Vì vậy, Henry đã quyết định ly khai Nhà thờ Anh (Anh Giáo) khỏi Giáo hội Công giáo Roma và ly dị vợ. Ngay sau đó, ông kết hôn với Boleyn và không may là bà này cũng không thể hạ sinh được cậu quý tử nào để kế vị ngai vàng. Con gái đầu lòng của Boleyn là Elizabeth được sinh ra vào khoảng năm 1533, trước khi bà bị sảy thai 2 lần liên tiếp (cả 2 lần đều là con trai).

Trong thời gian đó, Henry lại có nhân tình mới: Jane Seymour, dẫn tới việc Boleyn bị bắt giữ và áp giải đến Tháp London vì tội thông dâm với các quý tộc khác: một vị nhạc trưởng, và thậm chí cả chính anh trai của bà. Hầu cận George Constantine, bác ruột của Anne Boleyn và Công tước xứ Norfolk, đã đọc bản án: “Ngươi sẽ bị thiêu sống bên trong Tòa tháp London, hoặc đầu ngươi sẽ lìa khỏi cổ, tất cả đều do ý nguyện của nhà vua”.

Theo nhân chứng Thomas Wriothesley – Bá tước thứ nhất xứ Southampton, Boleyn đã bị áp giải đến Tháp London vào khoảng 8 giờ sáng ngày 19/05/1536. Tại đây, bà đã nói những lời trăn trối cuối cùng: “Chúa Jesu, con xin được giao phó linh hồn con cho Người”. Hình thức xử tử đó đã được xem là một cách hành quyết nhân đạo theo chuẩn mực xã hội đương thời, khi cho phép Boleyn quỳ ngay thẳng và bị chém bằng gươm chứ không đeo gông cùm để bị trảm bằng rìu.

Sau này, Elizabeth I – con gái của Boleyn và Henry – đã trở thành một trong những vị vua lừng danh nhất trong lịch sử Anh Quốc. Vì cái chết của người em cùng cha khác mẹ Edward (con trai của Seymour với Henry) và triều đại tàn bạo đẫm máu của Mary I (người con gái sống sót của Catherine), nữ hoàng Elizabeth I đã lên ngôi để trị vì triều đại Elizabethan. Nhờ tầm nhìn xa trông rộng của mình, bà đã tiên lượng được sự thất bại của Hạm đội Tây Ban Nha (Spanish Armada) vào năm 1588, mở ra thời đại chinh phạt biển và thịnh vượng của Đế chế Anh, bên cạnh sự trỗi dậy của các chuẩn mực văn hóa, trong đó có nhà soạn kịch vĩ đại William Shakespeare.

Truyền thống mới

May mắn cho Markle – cô dâu của Hoàng tử Harry, người vừa chính thức trở thành con dâu nhà Windsor, rằng tỷ lệ án hành quyết trong chế độ quân chủ Anh đã giảm xuống đáng kể. Mary Stuart – Hoàng hậu Scotland, là vị nữ vương cuối cùng bị xử trảm vào năm 1587, bên cạnh ông vua cuối cùng bị hành quyết theo cách tương tự là Vua Charles I (năm 1649). Đến nay, phả hệ hoàng gia Anh đã không còn hành quyết phụ nữ và Hoàng tử Harry hiện chỉ đứng thứ sáu trong danh sách kế vị ngai vàng, sau cha (thái tử Charles), anh trai (hoàng tử William), cùng 3 người con của anh.