Thuyết tương đối là một lý thuyết có tầm ảnh hưởng đặc biệt không chỉ trong vật lý mà còn có sức hút đến đại chúng.

Tác giả của lý thuyết đó là Einstein là điều mà ai cũng biết. Nhưng còn một cộng sự đặc biệt của Einstein, người mà có những ý kiến cho rằng bà chính là người đặt cơ sở toán học cho Thuyết tương đối. Người phụ nữ đó là Mileva Maric, một người Serbia. Người mà tác giả sách Einstein-Cuộc đời và vũ trụ cho rằng là nguồn cảm hứng, cộng sự, người yêu, người vợ, kẻ đáng ghét nhất, người đối địch với Einstein và gây ra cho Einstein những cảm xúc mạnh mẽ hơn bất kỳ ai trong cuộc đời ông.

Enstein và vợ Mileva Maric. Ảnh: Delibere.fr

Enstein và vợ Mileva Maric. Ảnh: Delibere.fr

Vai trò của Mileva Maric đối với Thuyết tương đối không được bản thân Einstein và Maric cũng như những người thân của ông khẳng định. Tất cả những gì chúng ta biết là từ những bức thư trao đổi trong thời gian mối mà quan hệ của họ còn êm đẹp. Maric là người thân thiết với Einstein nhất trong khi còn là sinh viên và trong khoảng thời gian khó khăn của ông sau khi ra trường. Trong khoảng thời gian đó Maric và Einstein thường xuyên liên lạc với nhau qua những bức thư. Trong đó, người ta tìm thấy một bức thư Einstein gửi cho bà trước thời điểm ông tốt nghiệp khoảng một năm có đề cập đến một số khái niệm và nhan đề của bài báo về Thuyết tương đối được công bố sau này:”Về điện động lực học của các vật chuyển động”, đó là thời điểm ông bắt đầu theo đuổi nền tảng cho Thuyết tương đối.

Trong khoảng thời gian dài sau đó, Einstein cũng liên tục đề cập đến vấn đề của Thuyết tương đối và các vấn đề vật lý khác, bên cạnh những vấn đề riêng tư trong các bức thư gửi cho Maric. Bằng chứng quan trọng nhất là vào năm 1901, Einstein viết cho Maric:”Anh thật sự tự hào và hạnh phúc khi bọn mình đã cùng nhau hoàn tất công trình của bọn mình về thuyết tương đối”. Sau khi bản thảo được hoàn tất vào tháng 6 năm đó, Einstein mệt mỏi đến mức “người ông oằn đi và ngủ li bì suốt 2 tuần” trong khi Maric “kiểm tra đi, kiểm tra lại bản thảo”. Bản thân Einstein cũng từng nói:” Tôi cần vợ tôi, cô ấy giải quyết những vấn đề về toán học giúp tôi”. Điều đó dẫn đến ý kiến cho rằng Maric là cộng sự của Einstein trong việc xây dựng thuyết tương đối như chính thừa nhận của Einstein.

Nhưng như Stachel – nhà vật lý người Mỹ, người đã dày công nghiên cứu về Enstein – lập luận rằng, đó chỉ là những cụm từ thể hiện sự lịch thiệp lãng mạn, “không có bất kỳ bằng chứng nào nào cho thấy bà đóng góp bất kỳ ý tưởng nào của riêng mình”. Và bản thân Maric cũng không khẳng định sau khi ly dị rằng mình đã có ý kiến đóng góp nào với Thuyết tương đối. Như vậy, sự tranh cãi là vô nghĩa, toàn bộ những bằng chứng cho thấy vai trò của Maric là lắng nghe và trợ giúp về mặt tinh thần hơn là học thuật.

Thuyết tương đối hẹp là một lý thuyết với ý nghĩa là ở ý tưởng, sự nhạy bén trong các khía cạnh vật lý hơn là sự phức tạp toán học. Nền tảng toán học của Thuyết tương đối hẹp nơi Einstein rất cơ bản, nhưng mạch tư tưởng thì lại nhất quán và sâu sắc. Thật khó có thể hình dung rằng ai đó có thể đóng góp cho Einstein những ý tưởng về ether, không gian tương đối, thời gian tương đối, sự bất biến của không-thời gian và của ánh sáng,… Nếu có tác động nào đó, có lẽ đó là sự trợ giúp chứ không phải là sự giúp đỡ giải quyết.

Với Mileva Maric, bà xứng đáng được khâm phục mà không cần người khác phải thổi phồng tầm quan trọng của bà với Thuyết tương đối, bởi vì bên cạnh sự hy sinh của bà với Einstein, bản thân bà còn là người phụ nữ dũng cảm, bước vào và cạnh tranh trong giới vật lý, toán học toàn nam giới thời đó.

Xem thêm những lý giải tại đây: