Trong cuộc chạy đua bước vào chuỗi giá trị chip, Việt Nam thực sự có cơ hội? Và nếu có cơ hội, dù là nhỏ nhất, chúng ta cần một lộ trình như thế nào?

Toạ đàm "Chuỗi giá trị chip và cơ hội cho Việt Nam?". Ảnh: Tia Sáng
Toạ đàm "Chuỗi giá trị chip và cơ hội cho Việt Nam". Ảnh: Tia Sáng

Con chip tuy nhỏ bé nhưng là linh hồn của các thiết bị điện tử mà chúng ta dùng hàng ngày, từ tivi, điện thoại, máy ảnh, máy tính, điều hòa nhiệt độ… đến các thiết bị y tế, máy bay hay các thiết bị công nghiệp cỡ lớn…, là một phần quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn trị giá hàng trăm tỉ đô và ước đạt 1,3 nghìn tỷ đô la vào năm 2029.

Thực sự là “gạo” của nền công nghiệp và của xã hội, con chip ẩn chứa quyền năng to lớn trong việc thiết lập và định hình các chuỗi giá trị của ngành công nghiệp bán dẫn. Vậy nó có sẵn sàng mở cửa cho những “tay chơi” mới gia nhập cuộc chơi toàn cầu này? Làm cách nào để một quốc gia đang phát triển và còn hạn chế tiềm lực như Việt Nam bước vào một chuỗi giá trị chip? Trong cuộc chạy đua này, Việt Nam thực sự có cơ hội? Và nếu có cơ hội, dù là nhỏ nhất, chúng ta cần một lộ trình như thế nào?…

Những câu hỏi này sẽ được nêu ra tại buổi tọa đàm bàn tròn “Chuỗi giá trị chip và cơ hội cho Việt Nam”, do Tia Sáng/KH&PT tổ chức. Tại tọa đàm, các chuyên gia gồm GS. TS Trần Xuân Hoài (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), PGS.TS Nguyễn Đức Minh - Trưởng khoa Điện tử - Trường Điện-Điện tử (Đại học Bách khoa Hà Nội), PGS.TS Nguyễn Thanh Tùng, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Vật Liệu (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) sẽ phân tích, ở các góc nhìn khác nhau về công nghệ chip.

Thời gian: 14h30 ngày 11 tháng 11 năm 2023.

Địa điểm: 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Dự kiến nội dung tọa đàm:

Đề dẫn và điều phối: GS Trần Xuân Hoài

Thảo luận bàn tròn: GS Trần Xuân Hoài đặt câu hỏi cho các diễn giả về các khía cạnh của công nghệ chip và cơ hội cho Việt Nam

Đăng ký tham dự toạ đàm: https://bit.ly/ToadamCHIP