Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho biết tiêu thụ “soda ăn kiêng” hằng ngày có thể làm tăng nguy cơ rung tâm nhĩ thêm 20%.

Theo nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trung Quốc, một người tiêu thụ hai lít soda dành cho người ăn kiêng (nước ngọt dùng chất tạo ngọt không calo hoặc ít calo) có nguy cơ rối loạn nhịp tim cao hơn 20% so với những người không uống, đặc biệt là tình trạng gọi là rung tâm nhĩ.

Rung tâm nhĩ là tình trạng rung hỗn loạn của các buồng trên cùng của tim. Thông thường, tim đập một cách có tổ chức và ổn định. Các triệu chứng của rung tâm nhĩ, hay còn gọi là bệnh A-fib, bao gồm “mệt mỏi, khó thở và tức ngực.

Hình minh họa. Nguồn: Getty Images

A-fib thường do di truyền, nhưng cũng có một số yếu tố do môi trường và cách sống như hút thuốc, điều chỉnh huyết áp, chế độ dinh dưỡng. Việc đảm bảo huyết áp khỏe mạnh là quan trọng để phòng ngừa bệnh A-fib, do đó chúng ta nên tránh các thực phẩm có nhiều cholesterol và chất béo, đồng thời tập thể dục thường xuyên.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết đột quỵ là “nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật nghiêm trọng lâu dài” và rung tâm nhĩ là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở Mỹ. Cũng có một số bằng chứng liên quan đến chứng rung tâm nhĩ với chứng mất trí nhớ sớm sau này.

Nghiên cứu mới so sánh đồ uống có chất tạo ngọt và nước trái cây nguyên chất không đường, chẳng hạn như nước cam. Kết quả, đồ uống có thêm chất tạo ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh A-fib trong khi uống nước trái cây nguyên chất không đường làm giảm 8% nguy cơ mắc bệnh.

Đây là nghiên cứu đầu tiên báo cáo mối liên quan giữa chất làm ngọt không calo và ít calo cũng như đồ uống có đường và việc tăng nguy cơ rung tâm nhĩ.


Nguồn: