Tại làng Trunyan của Bali, người chết thay vì đem chôn hay hoả táng sẽ được đặt trong lồng tre cùng hàng chục người khác để tự phân huỷ.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Nằm sâu trong khu vực đồi núi ở Bali, Indonesia, làng Trunyan khiến nhiều du khách “lạnh gáy” với phong tục mai táng người chết. Thay vì đem chôn hay hoả táng, người quá cố sẽ nằm trong một chiếc lồng tre cùng hàng chục người khác và để tự phân huỷ.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Sau khi xác phân huỷ hoàn toàn, hộp sọ người chết được đem đi, đặt trên một chiếc bàn thờ bằng đá dưới gốc cây linh thiêng, nơi sẽ trở thành khu thờ cúng của dân làng.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Những lồng tre được đặt dưới cây Taru Menyan, một loài cây có thể toả mùi hương dễ chịu trung hoà mùi hôi thối. Dân làng Trunyan tin rằng họ là những người Bali đầu tiên xuất hiện trên đảo, trước khi có sự di cư của người Majapahit vào năm 1340.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Khi tất cả các lồng đã đầy thi thể, xác chết lâu nhất sẽ được bỏ ra để nhường chỗ cho xác chết mới.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Bất chấp sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch tại Bali, ngôi làng Trunyan vẫn giữ nguyên truyền thống và lối sống tách biệt với xã hội bên ngoài.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Người Trunyan còn tổ chức lễ hội tôn vinh sinh vật huyền thoại có tên gọi Barong. Theo đó, những chàng trai trẻ tuổi sẽ khoác lên mình “khăn choàng” làm từ vỏ chuối khô. Chỉ có thanh niên trai tráng mới được phép tham gia và phải dành 42 ngày để tự làm sạch cơ thể trước khi thực hiện điệu múa. Họ sẽ chạy quanh ngôi đền người chết, ăn cắp lá của nhau và tấn công đối thủ bằng roi.

Phong tục mai táng người chết ám ảnh ở Bali

Lễ hội Brutuk kéo dài 3 ngày liên tục, từ 12 giờ trưa đến 5 giờ chiều. Du khách muốn ghé thăm Trunyan có thể đi thuyền trong 3 tiếng, thẳng từ thành phố Denpasar của Bali.