Chiến lược quốc gia sẽ tăng thêm 26 tỷ euro vào ngân sách nghiên cứu công trong vòng 10 năm nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng con số này vẫn không đủ cho Pháp nỗ lực lấy lại vị trí dẫn đầu khoa học thế giới.

Kể từ khi sáng lập phòng thí nghiệm chung đầu tiên vào năm 1966, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã thiết lập một mạng lưới R&D không ngừng mở rộng về quy mô với sự tham gia của cả giới hàn lâm và ngành công nghiệp. Nguồn: news.flinders.edu.au
Kể từ khi sáng lập phòng thí nghiệm chung đầu tiên vào năm 1966, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp (CNRS) đã thiết lập một mạng lưới R&D không ngừng mở rộng về quy mô với sự tham gia của cả giới hàn lâm và ngành công nghiệp. Nguồn: news.flinders.edu.au

Lộ trình gia tăng đầu tư công cho khoa học

Chính phủ Pháp mới tiết lộ bản dự thảo về đạo luật đầu tư cho khoa học trong đó tăng thêm đầu tư cho R&D của đất nước từ 2,2% GDP lên 3% vào năm 2030. Với việc có thêm 25 tỉ euro, đạo luật này có thể sẽ thúc đẩy ngân sách dành cho nghiên cứu một cách chậm chạp từ 16 tỷ euro mỗi năm lên con số 21 tỉ euro vào năm 2030. Điều này có thể sẽ làm tăng phần chi tiêu công về R&D từ 0,8% GDP tới gần con số mục tiêu 1% GDP. Cơ quan nghiên cứu quốc gia (ANR), vốn tài trợ cho các nhà nghiên cứu thông qua các đợt tiếp nhận hồ sơ mang tính cạnh tranh, được tăng ngân sách từ 11% vào năm 2014 đến 30% vào năm 2027, nghĩa là chạm mốc 1,7 tỉ euro vào năm 2027.

Ngoài việc lập ra một kế hoạch 10 năm về việc cấp kinh phí, dự thảo còn nêu sẽ tăng các mức lương cho các nhà khoa học và giới thiệu những vị trí nghiên cứu theo định kỳ, một điều mới ở Pháp. Chính phủ cho biết những giải pháp này sẽ khiến cho nghề nghiên cứu thêm hấp dẫn đồng thời làm cho khoa học Pháp thêm phân cạnh tranh. Bản dự thảo cam kết phân bổ 2,5 tỷ euro cho 7 năm tới để tăng thêm các mức lương cho các nhà nghiên cứu trong các trường đại học và tổ chức nghiên cứu công. Đạo luật mở đường cho các vị trí nghiên cứu theo định kỳ này có thể bổ sung vào các vị trí “cấp đầu vào” vốn có của hệ thống nghiên cứu Pháp. Các “giáo sư ít thâm niên” này có thể nhận mức ngân sách cho nghiên cứu trung bình 200.000 euro và trải qua 6 năm để đạt được mức giáo sư chính thức.

Những phản hồi trái chiều

Các nhà khoa học Pháp bị chia rẽ vì việc tạo ra chiến lược đầu tư dài hạn cho nghiên cứu này – một kế hoạch đòi hỏi hàng tỉ euro để giúp quốc gia tăng cường vị thế dẫn đầu toàn cầu. Ban đầu, nhiều nhà khoa học hàng đầu Pháp lạc quan về kế hoạch này khi nó bắt đầu được đề xuất vào năm 2019, bởi vì nó hứa hẹn giải quyết được các vấn đề tồn đọng đã lâu như bảo vệ các ngân sách khỏi những thay đổi về mặt chính trị và tăng lương cho các nhà khoa học thời kỳ đầu sự nghiệp, những người chỉ được Chính phủ Pháp trả mức lương bằng 37% so với mức của nhiều quốc gia trong khối OECD.

Tuy nhiên, khoản tài trợ này vẫn không như mong đợi của các nhà khoa học. Viện Hàn lâm Khoa học Pháp hiểu rằng chiến lược đầu tư mới sẽ cải thiện ngân sách và cơ hội việc làm của họ nhưng họ cũng cho rằng con số 5 tỉ euro trong ngân sách hằng năm vẫn còn thấp hơn với quy mô cần thiết 7 tỉ euro để đạt tới mốc mà EU hướng tới là dành 3% GDP cho nghiên cứu. Đầu tháng này, Viện Hàn lâm khoa học Pháp kêu gọi tăng thêm ngân sách công hằng năm cho khoa học nhanh hơn, chạm tới mức 1% GDP trong vòng 5 năm. Trong một thông báo, Viện Hàn lâm Pháp cho biết việc mở rộng ngân sách cho nghiên cứu trong một thời gian quá dài “không chỉ làm giảm bớt nỗ lực mà còn giảm bớt tác động của nó (chưa kể tác động của lạm phát)”. Một số nhà khoa học cũng lo ngại, trách nhiệm thực hiện phần lớn những khoản gia tăng như dự kiến sẽ thuộc về chính phủ tương lai. “Nếu chính phủ đó… thực sự muốn đầu tư lớn vào nghiên cứu thì có thể điều đó sẽ trong vài năm đầu nắm quyền,” Patrick Monfort, một nhà sinh thái học vi khuẩn tại trường Đại học Montpellier và phụ trách một công đoàn các nhà nghiên cứu.


Các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Pháp cho rằng chiến lược đầu tư mới sẽ cải thiện ngân sách và cơ hội việc làm của họ nhưng theo họ con số 5 tỉ euro trong ngân sách hằng năm vẫn còn thấp hơn với quy mô cần thiết 7 tỉ euro để đạt tới mốc mà EU hướng tới là dành 3% GDP cho nghiên cứu.

Nhiều nhà khoa học còn thấy những thay đổi về vị trí việc làm như một sự đe dọa cho nghề nghiệp của họ. “Cộng đồng học thuật thực sự cần có một đạo luật riêng cho việc đầu tư vào nghiên cứu như vậy”, Patrick Lemaire, Chủ tịch Hội Phát triển sinh học Pháp, nói. Nguồn tài trợ mới có thể sẽ tiêu biểu cho “một số quá trình”, ông nói thêm. “Nhưng nghịch lý là thất vọng lại rất lớn bởi những cần thiết thì vô cùng nhiều và chúng tôi biết là từ bây giờ cho đến 10 năm nữa, chúng tôi không thể nhận được bất kỳ thứ gì tốt hơn nữa”.

Có thể có nhà khoa học thấy các vị trí nghiên cứu theo định kỳ này như một cách tạo ra thêm nhiều công việc nghiên cứu nhưng với riêng Monfort, ông thấy nó cũng chỉ như một hình thức khác của sự mất ổn định công việc. Công việc khoa học Pháp thu hút bởi các nhà nghiên cứu có thể được một vị trí ổn định và dài hạn ngay từ khi còn ở mức tuổi thấp hơn với đồng nghiệp ở nhiều quốc gia khác, ông lưu ý. Kể từ khi bắt đầu năm 2020, các công đoàn của các nhà nghiên cứu đã phản đối những gì mà họ thấy làm ảnh hưởng đến những nền tảng truyền thống của khoa học Pháp – ngân sách đầu tư cho các tổ chức nghiên cứu ổn định, việc làm dài hạn và tự do học thuật. Họ cũng chỉ trích những gì họ thấy như việc bắt buộc phải thông qua luật này. Nghị viện hiện giờ dường như sẽ thông qua đạo luật trong vài tháng tới với một quy trình thủ tục được gia tốc.

Việc các mức lương của các nhà khoa học trẻ tăng từ 1,3 hay 1,4 lần mức lương tối thiểu lên gấp đôi, nghĩa là tăng thêm 10% hoặc 2.600 đến 2.800 euro cho thu nhập hằng năm “vẫn còn chưa nhiều cho các nhà khoa học đã dành 10 năm hay hơn thế để học tập, nghiên cứu,” Petit lưu ý. “Đây mới chỉ là bước cải cách mức lương ban đầu.”

Lemaire cũng cho biết thêm là việc bổ nhiệm 5.200 vị trí nghiên cứu dài hạn trên tổng số 170.000 vị trí hiện có mới chỉ là một nửa số nhu cầu thực tế. Ông nói, cách thức tài trợ được giải ngân sẽ làm củng cố thêm hiểu biết của giới quản lý khoa học về chiến lược phát triển khoa học. “Đó là bởi Bộ sẽ phải đánh giá chiến lược nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu và trường đại học trước khi phân bổ ngân sách. Đây là điều thông thường ở Pháp,” ông giải thích. “Điều này cũng có nghĩa là các tổ chức nghiên cứu sẽ phải tập trung vào việc tăng cường vào thế mạnh của họ và có thể là các môn học ít người theo đuổi trong ngành khoa học nhân văn có thể sẽ tàn lụi”.