Tại hội thảo “Ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0”, nhóm tác giả đã nêu một số tác động của CMCN4 với ngành Dệt may Việt Nam, dựa trên khảo sát một số nhà máy sản xuất thông minh, toàn phần hoặc một phần ở cả các lĩnh vực sợi, dệt, nhuộm, may, tại Thụy Sĩ, Trung Quốc trong năm 2019.

Nhà máy sợi Phong Phú. Ảnh: TTXVN
Nhà máy sợi Phong Phú. Ảnh: TTXVN

1. trong nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm

Với xu thế sử dụng sản phẩm công nghệ “xanh” thân thiện với môi trường, công nghệ nano… đem lại cơ hội ưu tiên xuất khẩu, xu thế cá nhân hóa: sản phẩm được sản xuất hàng loạt nhưng đáp ứng được nhu cầu cá nhân. Nhờ vào những công nghệ 4.0 mà ngành dệt may có nhiều phần mềm thiết kế hỗ trợ, chuyển qua mạng internet đến với các doanh nghiệp sản xuất, qua đó nó giúp đáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng; xu thế đặt cảm biến ở các trang thiết bị sản xuất, tạo ra dữ liệu và kết nối chúng thành quy trình sản xuất thông minh. Đây là xu thế rất rõ trong ngành dệt may khi khảo sát.

Về chất lượng sản phẩm, áp dụng công nghệ 4.0 khiến tỷ lệ lỗi ngành sợi giảm một nửa so với công nghệ truyền thống; tỷ lệ lỗi ngành dệt giảm xuống 0,5%, trong khi với công nghệ truyền thống tỷ lệ lỗi dưới 1%; với ngành nhuộm thì tỷ lệ nhuộm đúng lần đầu trên 95%, cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ nhuộm truyền thống 85% bởi ngành nhuộm trước phụ thuộc vào tay nghề của kỹ sư thì nay có thể sử dụng công thức nhuộm của nước ngoài thông qua dữ liệu nên độ chính xác ngay từ lần đầu; với ngành may, các thiết bị của 4.0 vào một số công đoạn thì tỷ lệ lỗi chỉ giảm 3%, cá biệt có công ty giảm dưới 1%, trong khi tỷ lệ lỗi với công nghệ truyền thống là 5% cho đến 8% tùy từng loại sản phẩm là sơ mi, jacket hay quần âu.

Về năng suất lao động, khi áp dụng công nghệ 4.0, ngành sợi ước tăng 3 lần so với khi sử dụng công nghệ truyền thống; ngành dệt cũng tăng 2,2 lần; ngành nhuộm 2,3 lần; riêng ngành may theo khảo sát tại hội chợ ngành dệt may thế giới, năng suất chỉ tăng tối đa từ 10% đến 15%, không tăng hơn được vì vẫn phải dùng rất nhiều công đoạn, buộc phải sử dụng đến cái khéo léo của người lao động do yếu tố về thời trang và tính phức tạp của sản phẩm.

TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường đại học Dệt may Việt Nam
TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường đại học Dệt may Việt Nam

TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Dệt may Việt Nam, thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận xét, “nhìn chung cứ đầu tư thiết bị kỹ thuật số vào ngành nào là ngành đó tăng chất lượng sản phẩm và năng suất lao động”. Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, điểm mấu chốt của việc áp dụng các xu thế công nghệ này là giá thành cao, đòi hỏi số vốn đầu tư lớn.

2. chuỗi lao động.

“Đây là một trong những nhân tố quan tâm hàng đầu của chúng tôi”, TS. Hoàng Xuân Hiệp đề cập đến mối băn khoăn chung của nhiều người Việt Nam trước thách thức mà nền sản xuất thông minh mang lại.

Theo tính toán của những người thực hiện dự án, tổng mức giảm của lao động dệt may dưới tác động của CMCN 4 là khoảng 316.000 người, tương đương là 21,06%, trong đó “lực lượng giảm 70% tại sợi, 50% tại dệt, nhuộm nhưng chỉ 5 đến 10% tại may”, ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam và là thành viên của nhóm nghiên cứu, bổ sung thêm chi tiết: 5% lao động ngành dệt may nằm trong nhóm sợi, dệt, nhuộm nên nếu nhóm này bị ảnh hưởng tới 50% lao động thì tính ra, lao động toàn ngành chỉ bị ảnh hưởng 2,5%.

Tuy nhiên điểm tích cực của CMCN4.0 là gia tăng số lượng lao động ở nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều vị trí việc làm hiện nay không có nhưng sắp tới sẽ có. “Chúng tôi tính ra, tác động tăng gồm có nhân lực về thiết kế, trước đây chúng ta chỉ có 4 mùa nhưng hiện nay ví dụ như Zara 1 tháng là 4 bộ sưu tập, một năm có đến 40 đến 50 ‘mùa’ thời trang khác nhau. Bên cạnh đó là nhân lực quản trị, cung ứng… cũng tăng lên”, TS. Hoàng Xuân Hiệp cho biết.

3. Thay đổi người đứng đầu chuỗi cung ứng.

Đây cũng là một đặc điểm đặc biệt của ngành dệt may bởi thông thường với ngành dệt may thì người đứng đầu chuỗi là những người làm makerting, bán lẻ nhưng trong bối cảnh sản xuất thông minh thì thương mại điện tử sẽ là nơi phát triển và chiếm ưu thế. Người giữ dữ liệu trong tay sẽ là người làm chủ thị trường và đứng đầu chuỗi.

4. quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh của các công ty dệt may.

Qua khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận xét, CMCN4.0 tác động đến 15% doanh nghiệp toàn ngành, tức là những doanh nghiệp có tổng số vốn đầu tư lớn trên 50 tỷ đồng (9% doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến 200 tỷ, 3% có số vốn 200 đến 500 tỷ và 3% có số vốn trên 500 tỷ), các doanh nghiệp có vốn dưới 50 tỷ thì không đủ tiềm lực để đầu tư 4.0 trong thời gian ít nhất 10 năm nữa.

Nếu tính riêng từng lĩnh vực sẽ còn có nhiều khác biệt. Với sợi, dệt, nhuộm, chỉ doanh nghiệp có tổng số vốn đầu tư trên 100 tỷ mới có khả năng đầu tư công nghệ 4.0, trong đó suất đầu tư truyền thống là 1 đến 1,2 tỷ/chỗ làm việc thì đầu tư công nghệ 4.0 từ 1,5 đến 5,2 tỷ /chỗ làm việc. Với may mặc có suất đầu tư truyền thống từ 60 đến 100 triệu/chỗ làm việc thì áp dụng công nghệ 4.0 toàn phần sẽ tăng từ 10 đến 20 lần, nghĩa là suất đầu tư từ 1 đến 1,1 tỷ/chỗ làm việc, ví dụ sản phẩm đơn giản như áo phông (t-shirt), và từng phần là suất đầu tư gấp 2 đến ba lần – với sản phẩm áo sơ mi, jacket…

Đánh giá một cách tổng thể, ông Lê Tiến Trường cho rằng, nền sản xuất thông minh thực sự tạo nền tảng mới cho các hoạt động đổi mới sáng tạo nói chung, còn riêng với ngành dệt may sẽ là các vấn đề về tự động hóa, nâng cao chất lượng thiết bị, sử dụng hiệu quả năng lượng… cũng như các khâu quản trị theo thời gian thực, quản trị chất lượng online và liên kết toàn chuỗi cung ứng qua data được chia sẻ qua điện toán đám mây… “Đến một ngày nào đó, việc chuyển đổi sang những phương thức sản xuất và kinh doanh mới sẽ trở thành bắt buộc, nếu không thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, ông nhận định.