“Dân số tăng trưởng là yếu tố quyết định tương lai kinh tế của một quốc gia” – Adam Smith đã viết như vậy trong Quốc phú luận năm 1776.

Trong thập niên 1980, Nhật Bản phát triển quá nóng, bong bóng tài sản phình to rồi vỡ khiến cả nền kinh tế chìm vào thời kỳ giảm phát kéo gần 2 thập kỷ. Một số chuyên gia phương Tây cho rằng nợ công của Nhật là không bền vững và Ngân hàng Trung ương nước này (BOJ) cần làm nhiều hơn để thúc đẩy lạm phát. Năm 2013, thống đốc BOJ Kuroda Haruhiko bắt đầu cho áp dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ, đưa nợ công tăng lên và dao động trong khoảng 230% GDP. Nhưng điều kỳ lạ là đã không có cuộc khủng hoảng tài khóa nào xảy ra, và lạm phát luôn thấp hơn mức mục tiêu (2%). Người tiền nhiệm Shirakawa Masaaki của ông Kuroda còn nói: “Các giáo trình kinh tế vĩ mô cần được bổ sung thêm vài chương bởi chúng chưa nắm bắt được hết những vấn đề mà Nhật Bản đang đối mặt.”

Nhật Bản đã trải qua 2 thập niên mất mát sau khi bong bóng tài sản vỡ cuối năm 1989.

Nhật Bản đã trải qua 2 thập niên mất mát sau khi bong bóng tài sản vỡ cuối năm 1989.

Một số nước phát triển khác cũng đang ở vào tình trạng “trì trệ” tương tự: tỷ lệ tăng trưởng, lạm phát và lãi suất đều thấp trong suốt một thời gian dài. Mặc dù mức lạm phát gần đây của Nhật đã tăng thêm một chút nhưng các dấu hiệu trên thị trường tài chính lại cho thấy nguy cơ giảm phát quay trở lại. Nguyên nhân nằm ở cơ cấu nhân khẩu học: dân số Nhật đơn giản là đang già hóa và thu hẹp quy mô. Khi họ đã thích nghi và những nước khác cũng vậy, các nhà kinh bắt đầu nhìn nhận điều này dưới một lăng kính mới.

Nợ công không hẳn là vấn đề. Theo lập luận của Adam Posen từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE): “Giới hạn tài khóa như chúng ta quy định trước kia giờ không còn là giới hạn tài khóa nữa. Trường hợp Nhật Bản đã chỉ ra một thực tế: lãi suất có thể được duy trì thấp hơn mức tăng trưởng và nợ công vượt ngưỡng 100% GDP trong gần 25 năm mà không gây ra khủng hoảng tài chính”. Nước Nhật đã vay nợ bằng bằng chính đồng tiền của họ, chính phủ nắm giữ khối lượng tài sản tài chính lớn và BOJ là chủ của phần lớn những khoản nợ. Nhưng như David Weinstein của Đại học Columbia phát hiện, Nhật Bản đã bắt đầu quản lý kiềm chế chi tiêu. Kể từ đầu thập niên 2000, chi tiêu bình quân cho người cao tuổi trên thực tế đã giảm dần. “Thị trường vẫn khá lạc quan nhờ năng lực thích nghi hiếm thấy của nước Nhật; mức thuế suất cận biên cũng phần nào thúc đẩy thu nhập của doanh nghiệp.”

Nhiều người lo sợ không biết chuyện gì sẽ xảy đến nếu lãi suất tăng. Quan điểm của GS. Yoshikawa Hiroshi từ Đại học Rissho, rằng Nhật Bản không cần quá lo lắng về khoản nợ công của mình và có thể đối phó bằng cách tăng thuế được xem là “hơi lạc quan một cách hàn lâm”. Tăng thuế tiêu dùng thực sự là một thất bại chính trị. Các nhà hoạch định cũng luôn bị ám ảnh bởi bóng ma khủng hoảng do những cú sốc từ bên ngoài, dẫn tới nhu cầu về các công cụ và chính sách tài khóa mới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Yano Koji mới đây đã gây xôn xao khi so sánh tình hình tài chính của nước Nhật với con tàu Titanic.

Một số ý kiến khác lại ủng hộ Nhật Bản cần tăng cường áp dụng thêm những công cụ và chính sách tài khóa mạnh mẽ. Nhiều người lấy làm tiếc vì hai đợt tăng thuế tiêu dùng diễn ra không đúng thời điểm – 2014 và 2019. Bà Sanae Takaichi, ứng viên được ông Shinzo Abe ủng hộ trong cuộc đua vị trí lãnh đạo Đảng cầm quyền LDP, từng vài lần kêu gọi chính phủ trì hoãn mục tiêu cân đối ngân sách cho đến khi BOJ thúc đẩy lạm phát thành công. Cuối tháng 11 vừa rồi, chính phủ của đương kim thủ tướng Fumio Kishida đã công bố một gói kích thích khổng lồ trị giá 55,7 nghìn tỷ Yên (tương đương 483 tỷ USD).

Nội các

Nội các của đương kim thủ tướngFumio Kishida.

Đối với Nhật Bản, thúc đẩy lạm phát không hề là chuyện dễ dàng. Dưới thời ông Kuroda, BOJ từng áp dụng nhiều biện pháp như nới lỏng định lượng, quy định lạm phát mục tiêu và đẩy mạnh mua vào nhiều loại tài sản, … Điều này đã phần nào kéo đất nước khỏi tình trạng giảm phát, nhưng chỉ ở mức vừa phải. “Chúng ta đã hiểu sai về lạm phát; Sự trì trệ hóa ra còn dai dẳng hơn chúng ta tưởng,” Posen nói.

Bên cạnh lạm phát, tiền lương hầu như cũng không tăng trên thực tế bất chấp thị trường lao động khan hiếm. Cựu phó thống đốc BOJ Nakaso Hiroshi cho biết: phần lớn các nghiệp đoàn tại Nhật thích công việc ổn định hơn là lương tăng. Nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển sang tiếp nhận những lao động “không thường xuyên” theo hợp đồng bán thời gian – chiếm gần 40% lực lượng lao động, gấp đôi năm 1990. Các biện pháp khuyến khích tiêu cực thậm chí còn khiến tiền lương bị sụt giảm: nhiều phụ nữ lựa chọn tự giới hạn số giờ làm việc cùng thu nhập của họ để được hưởng chính sách khấu trừ thuế cho những cặp vợ chồng có mức lợi tức dưới ngưỡng.

Lương của người lao động tại Nhật trên thực tế không tăng.

Lương của người lao động Nhật trên thực tế không tăng.

Dân số già hóa và bị thu hẹp cũng có thể đè nặng lên tổng cầu (demand) và lạm phát. Đối với Shirakawa, đây là điều không cần phải bàn cãi. Ông lập luận: giảm phát giống như là một biểu hiện của các nhân tố kìm hãm tăng trưởng thấp chứ không phải nguyên nhân. Trong cuốn Tumultuous Times (Thời kỳ xáo trộn), Shirakawa tin rằng những tác động từ sự chuyển dịch nhân khẩu học đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản hiện “vẫn chưa được đánh giá đúng mực”.

Tăng trưởng tổng thể của Nhật mặc dù vẫn hết sức chậm chạp nhưng tốc độ tăng GDP bình quân đầu người gần đây đã tương đương các nước G7 khác, trong khi tình trạng thất nghiệp được cải thiện nhiều, tuổi thọ dân số cao tỷ lệ bất bình đẳng tương đối thấp. “Có lẽ những nhà kinh tế phương Tây chê bai Nhật Bản vào đầu thập niên 2000, bao gồm cả tôi, nên tới Tokyo để xin lỗi Nhật hoàng,” Paul Krugman (Nobel 2008) đã viết như vậy trên Tweeter vào năm 2020. “Không phải họ làm quá tốt mà là do chúng ta tệ hơn rất nhiều,” ông nhấn mạnh.

Tăng trưởng GDP đầu người của Nhật so với các nước G7.

Tăng trưởng GDP đầu người của Nhật Bản so với các nước G7 khác. Nguồn: OECD.

Tất nhiên Nhật Bản vẫn có thể làm tốt hơn. Hoạt động chi tiêu công cần được hướng tới cải thiện tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Các nhà kinh tế tại Tokyo đang lo ngại chính phủ để lãng phí những gói kích thích trong đại dịch Covid-19. Chẳng hạn, nghiên cứu của GS. Hoshi Takeo tại ĐH Tokyo chỉ ra: khoản hỗ trợ tài chính năm 2020 nhiều khả năng đã được phân bố cho các công ty vốn gặp khó khăn ngay từ trước năm 2019.

Tăng trưởng năng suất có thể giúp bù đắp những mất mát do dân số bị thu hẹp. Yoshikawa tin rằng đổi mới chính là chìa khóa của tăng trưởng, và hiện tượng già hóa dân số sẽ làm phát sinh các vấn đề mới mà tầng lớp doanh nhân cần khai thác. Đó là sự chuyển dịch hữu ích chứ chưa hẳn xấu. Trong khi một số người vẫn thích những công việc kiểu sarariman (làm công ăn lương) ổn định tại các doanh nghiệp lớn thì ngày càng nhiều sinh viên tài năng lựa chọn dấn thân vào lĩnh vực khởi nghiệp (startup). Niinami nhận định: “Một làn sóng mới đang nổi lên và rất khác biệt. Những cải cách mang tính cấu trúc vì thế cũng hết sức cần thiết, nhất l đối với thị trường lao động vốn không linh hoạt. Sẽ dễ dàng hơn cho người lao động di chuyển giữa các doanh nghiệp và ngành nghề, nhưng doanh nghiệp lại gặp khó trong việc khai thác lao động nguồn không thường xuyên.”

Tuy nhiên, áp lực cải cách hiện vẫn rất thiếu, một phần bởi sự kháng cự từ những nhóm lợi ích nhưng cũng do cuộc sống còn khá thoải mái. “Đây là căn bệnh mãn tính chứ không phải cấp tính”, Nakaso nói. “Chúng ta có thể không cảm thấy đau đớn, nhưng nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài.” Điều này cần thiết phải được điều trị. Như Pose từng ví von, “Rất nhiều tờ 10.000 Yên đang nằm trên mặt đất chờ người nhặt.” Liệu các nhà lãnh đạo của Nhật Bản có nắm bắt được cơ hội?