Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN ) đã và đang phát triển nhanh chóng tuy nhiên con đường khởi sự kinh doanh của họ lại gặp rất nhiều khó khăn.

Được coi là một trong những động lực mới của nền kinh tế tri thức, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực KH&CN ở Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên con đường khởi sự kinh doanh của những doanh nghiệp này còn gặp rất nhiều khó khăn.

Doanh nghiệp KH&CN gặp nhiều khó khăn

Xuất hiện trong khoảng hơn chục năm gần đây tại các quốc gia phát triển trên thế giới, khái niệm doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) là mô hình doanh nghiệp trẻ năng động, có ý tưởng sáng tạo đột phá, biết tận dụng công nghệ và sáng chế khoa học để tạo ra các sản phẩm mới có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn. Tiêu biểu cho mô hình startup có thể kể đến các thương hiệu như Facebook, Uber, YouTube, Dropbox, Foursquare, Whatsapp, Linkedin…

doanh nghiệp KH&CN gặp nhiều khó khăn

Doanh nghiệp KH&CN vẫn gặp nhiều khó khăn

Mô hình những doanh nghiệp khởi nghiệp không còn xa lạ tại Việt Nam. Doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam trong lĩnh vực KH&CN bao gồm hai nhóm chính: Nhóm thứ nhất là doanh nghiệp mà nhà sáng lập là các nhóm nghiên cứu trẻ, sinh viên vừa ra trường có ý tưởng công nghệ. Nhóm thứ hai gồm các doanh nghiệp mà người sáng lập là các nhà khoa học đã có nhiều công trình nghiên cứu và mong muốn thương mại hóa các kết quả nghiên cứu của mình. Đây là đối tượng doanh nghiệp mới, tiềm năng song rất cần có định hướng và hỗ trợ hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp này chưa có nhiều thành công bởi rất thiếu các điều kiện phát triển ban đầu như văn phòng, nhân lực, nguồn vốn, mô hình kinh doanh…

Ông Trần Đắc Hiến - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ KH&CN cho rằng: Các doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN Việt Nam mới phát triển ở mức khiêm tốn và khó trụ vững ngay cả ở thị trường trong nước.

Ông Nguyễn Duy Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần Công Nghệ TMĐT RNG cho biết, anh cùng các đồng nghiệp khởi nghiệp cách đây 7 năm trong lĩnh vực chuyên về công nghệ đã từng gặp rất nhiều khó khăn, có lúc còn tưởng như thất bại. Nỗ lực xoay sở bằng nhiều con đường, anh đã duy trì được hoạt động của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, giấc mơ tham gia vào lĩnh vực công nghệ cao của anh còn rất xa vì thiếu nguồn lực hỗ trợ.

Theo khảo sát của Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN - Bộ KH&CN, doanh nghiệp khởi nghiệp KH&CN gặp nhiều khó khăn như hạn chế khả năng tiếp cận các chương trình, chính sách ưu đãi của nhà nước; khó tiếp xúc được các quỹ đầu tư do nguồn lực kinh tế hạn chế, không đủ vốn đối ứng, khó tiếp cận vốn vay do không có tài sản thế chấp.

Cần có chính sách đồng bộ

Mô hình thí điểm thương mại hóa công nghệ theo mô hình thung lũng silicon được Bộ KH&CN bắt đầu triển khai từ giữa năm 2013, đến nay được hơn 1 năm. Đây được coi như là một sự tiếp xúc, hỗ trợ của Chính phủ cho hoạt động khởi nghiệp đang lan tỏa trong các lĩnh vực ứng dụng CNTT.

Những kết quả bước đầu cho thấy, hầu hết các Quỹ đầu tư lớn tập trung đầu tư vào các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT. Tuy nhiên, sau một thời gian nở rộ lại bị trầm đi, nguyên nhân có thể do chất lượng sản phẩm của các DN khởi nghiệp không được được liên tục bồi đắp nguồn đầu vào để doanh nghiệp thích ứng như những năm trước đây nên các Quỹ đầu tư mạo hiểm cũng cân nhắc về hướng đầu tư khác đi cho dù họ biết tiềm năng của doanh nghiệp khởi nghiệp rất lớn.

Theo ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường KH&CN, những chính sách ưu tiên mục đích cuối cùng hướng đến doanh nghiệp khởi nghiệp và sự tăng trưởng bền vững của hệ sinh thái xuất phát từ chính việc môi trường trong nước có thể phát triển. Đó chính là môi trường giữ được chân doanh nghiệp tốt khi họ có khả năng tiếp cận nguồn vốn tốt, đăng ký thành lập kinh doanh dễ, thoái vốn cho nhà đầu tư tốt, có thể xin giấy phép để hoạt động trong lĩnh vực của họ tốt, thanh tra, kiểm tra hoạt động giảm đi, …

Tất cả những nội dung đó làm cho doanh nghiệp tập trung được toàn bộ trí tuệ, nguồn lực vào phát triển triển sản phẩm của mình, hỗ trợ họ sản xuất đầu ra, những công nghệ thử nghiệm cũng được hỗ trợ, Nhà nước ưu tiên mua phục vụ lợi ích công cộng… Nước nào cũng có chính sách hợp lý làm để tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, tạo ra sân chơi hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư để họ mang tiền vào. Bên cạnh đó, cần tạo ra một lực lượng tổ chức hỗ trợ trung gian hay còn gọi là tổ chức thúc đẩy kinh doanh một cách chuyên nghiệp hơn.

Có nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi doanh nghiệp KH&CN phát triển

Doanh nghiệp KH&CN vẫn chưa tận dụng triệt để các ưu đãi cho phát triển

Ông Nguyễn Duy Sơn – Giám đốc Công ty Cổ phần công nghệ TMĐT RNG cho rằng: "Đầu tiên phải nói là thay đổi cơ chế chính sách, tạo hành lang luật pháp thật rõ ràng, cơ quan nào quản lý để tiếp cận thông tin… Cái thứ hai là lĩnh vực mũi nhọn mà nhà nước đang chú trọng phát triển"

Bên cạnh đó, chúng ta cần học tập mô hình các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nước ngoài. Khởi nghiệp ở Việt Nam hay ở các nước khác đều giống nhau cả đó là phải có mô hình kinh doanh tốt, có con người tốt, có ham mê để phát triển lên. Thuận lợi ở chỗ hệ sinh thái khởi nghiệp ở iệt Nam…các start up ở Việt Nam vẫn đang phải tự mình nhiều. Chúng ta hãy học hỏi các nước khác để chúng ta có hệ sinh thái hỗ trợ tốt hơn đưa ra thị trường và thị trường quốc tế. Ông Nguyễn Hải Triều – Giám đốc Công ty YouNet Media, TP. Hồ Chí Minh khằng định.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân: Bộ KH&CN rất coi trong doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp khởi nghiệp có năng suất rất là cao, có giá trị gia tăng lớn đặc biệt là sản phẩm hàng hóa của những doanh nghiệp này có sức cạnh tranh rất lớn. Vì thế ở Việt Nam chúng ta cũng đã dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp một sự ưu đãi. Nghị định 80 về doanh nghiệp KH&CN cho phép các doanh nghiệp đó được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế như là các doanh nghiệp Công nghệ cao mặc dù nó có thể chưa phải là doanh nghiệp công nghệ cao.

"Tin tưởng vào những triển vọng và nỗ lực quyết tâm của các doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ ở Việt Nam sẽ thành công. Có thể mức độ thành công như thế nào còn phụ thuộc vào cả một thị trường trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam đang có rất nhiều lợi thế, Chính phủ đang rất quan tâm, hi vọng rằng các bạn hãy ở Việt Nam khởi nghiệp, đừng mang những sản phẩm tốt của Việt Nam sang thị trường nước ngoài đóng góp thu nhập cho họ mà hãy ở Việt Nam và cùng nhau, hỗ trợ nhau tạo ra một hệ sinh thái gọi được nhiều vốn ngoại cũng như vốn nội để cho giá trị doanh nghiệp Việt Nam tăng cao hơn", ông Phạm Hồng Quất nhấn mạnh.