Ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng, mưa lớn tập trung gây ra úng lụt, những biến động bất thường khác của thời tiết như hạn hán, rét đậm kéo dài đều gây ảnh hưởng đến sản xuất cói.

Cói là cây ưa nhiệt độ và ánh sáng. Qua nghiên cứu và phân tích các yếu tố khí hậu đã cho thấy vùng trồng cói của Nga Sơn có các điều kiện khí hậu phù hợp với các yêu câu sinh thái của cây cói. Về khí hậu, các yếu tố chính như: lượng mưa, nhiệt độ, độ âm không khí, lượng bốc hơi và bức xạ nhiệt có ảnh hưởng rất lớn đến cây cói.

Trong các điều kiện khí hậu của vùng trồng cói thì các yếu tố về nhiệt độ, lượng bốc hơi và số giờ nắng là những yêu tố có ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, ngoài ra lượng mưa và ẩm độ cũng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cói.

Từ nhiệt độ, độ ẩm cho tới ánh sáng, lượng mưa... đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cói.
Từ nhiệt độ, độ ẩm cho tới ánh sáng, lượng mưa... đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây cói.

Vùng trồng cói thuộc vùng đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Các yếu tố lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng bốc hơi và bức xạ nhiệt ảnh hưởng rất lớn đến cây cói. Trong kỳ thu hoạch cói từ tháng 4 đến tháng 10, Nga Sơn có số giờ nắng cao.

Thời tiết ở khu vực: Mưa được chia thành hai mùa rõ rệt, lượng mưa trung bình năm từ 1550-1650 mm; nhiệt độ trung bình năm 23,5-24,50C; độ ẩm trung bình năm 85- 86%; lượng bốc hơi trung bình năm 900-930 mm; số giờ nắng cao, 1500-1600 giờ/năm, lượng bức xạ nhiệt cao.

Nhìn chung, khí hậu Nga Sơn tương đối đồng nhất ở các vùng trong huyện. Các yếu tố khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên, trong vùng trồng cói, các yếu tố khí hậu ảnh hưởng nhiều của vùng ven biển cũng gây ra những bất lợi như ảnh hưởng trực tiếp của gió bão, triều dâng, mưa lớn tập trung gây ra úng lụt, những biến động bất thường khác của thời tiết như hạn hán, rét đậm kéo dài gây ảnh hưởng đến sản xuất cói.