Một nghiên cứu gần đây đã phát hiện mỏ thổ hoàng lâu đời nhất nằm trong lòng đại dương tại châu Mỹ, đồng thời giải mã sự tồn tại của những bộ hài cốt người cổ đại được tìm thấy trong hệ thống hang động dưới đáy biển Sagitario, thuộc bán đảo Yucatan của Mexico.

5 năm trước, khi phát hiện ra tàn dư hài cốt của một cô gái trẻ qua đời từ 13,000 năm trước được gọi là Naia, các nhà khảo cổ học đã đặt nghi vấn vì sao người cổ đại lại bỏ mạng trong những hang cạn như vậy. Bởi lẽ, đến 5,000 năm sau đó, tức 8,000 năm trước, mực nước biển dâng cao mới khiến nước tràn vào các hang động này và tạo thành các giếng sâu tự nhiên rải rác xung quanh đô thị tự trị Tulum nằm kế bên bờ biển Caribe.

Người thợ lặn tiếp cận đoạn hang "La Mina Roja" thuộc hệ thống hang động dưới nước Sagitario, bán đảo Yucatan Mexico. Ảnh: CINDAQ.OR

Và mỏ thổ hoàng dài 900 mét nằm trong lòng đại dương đã giúp các nhà khoa học lý giải điều này. Các di chỉ thu thập được gồm vụn thuốc nổ, đóm lửa, các công cụ đá thô sơ, dụng cụ điều hướng và các hố đào cho thấy con người đã tìm đến những hang động này trong khoảng 10,000 đến 12,00 năm trước để khai thác thổ chu. Thổ hoàng (màu vàng) và thổ chu (biến thể thổ hoàng có chứa một lượng lớn hematit, có màu đỏ) là chất tạo màu thường được dùng trong nghệ thuật trang trí hoặc nghi lễ của người châu Mỹ như vẽ tranh trên đá hoặc trên vách hang động và mai táng.

Hoạt động khai thác thổ hoàng của những người thợ thời cổ đại thường sử dụng đuốc hoặc củi để thắp sáng, các măng đá được đập thành miếng để nghiền ra thổ hoàng. Đặc biệt, các vệt cháy trên nóc hang đến ngày nay vẫn còn quan sát được.

Hệ thống hang đá nơi tìm thấy mỏ thổ hoàng là một mê cung với cấu trúc phức tạp, khiến việc xác định phương hướng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, những người như Naia vẫn mạo hiểm khám phá những hang động chết chóc này với mục tiêu không gì khác ngoài săn lùng khoáng vật. Theo tính toán của nhà khảo cổ học Roberto Junco Sánchez, lượng thổ hoàng được người xưa khai thác có thể lên tới hàng tấn, mà khi nghiền ra thành dạng hồ, có thể dùng để nhuộm tóc, da, đá và tạo ra vô vàn sắc đỏ khác nhau.

Các nhà khoa học đã lý giải rằng thổ hoàng có sức hấp dẫn đặc biệt lớn với lớp cư dân đầu tiên của châu Mỹ. Chúng xuất hiện gần như mọi nơi, trên các công cụ lao động, nền nhà và các điểm săn bắt. Nhờ sắc đỏ lấp lánh nổi bật, thổ hoàng (đặc biệt là thổ chu) được coi như biểu tượng của sức mạnh trong cộng đồng người châu Mỹ cổ đại. Điều này cũng lý giải nguyên nhân vì sao nhiều người cổ đại sẵn sàng bất chấp nguy hiểm để khai thác.

Nguồn: https://phys.org/news/2020-07-experts-early-ocher-mexican-underwater.html