Nhóm chuyên gia đến từ các bệnh viện Hoa Kỳ và nhiều viện nghiên cứu khác bao gồm cả đại học Harvard đã tiến gần tới việc chữa trị thành công bệnh tiểu đường týp 1 sau khi tìm ra cách ngăn chặn tình trạng này trong vòng ít nhất 6 tháng.

Nghiên cứu mới giúp con người tiến gần hơn tới việc chữa trị thành công bệnh tiểu đường loại 1

Nghiên cứu mới giúp con người tiến gần hơn tới việc chữa trị thành công bệnh tiểu đường týp1 (Ảnh: Corbis)

Kết quả này có được là nhờ những nhà khoa học đã tìm ra các tế bào sản xuất isulin và thử nghiệm thành công sau khi cấy ghép ở chuột. Nhóm nghiên cứu cũng cho thấy họ có thể ngăn chặn các tế bào bị vô hiệu bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Phát hiện này được xây dựng dựa trên những thông tin về việc các chuyên gia đã phát hiện ra cách để tạo ra một lượng lớn tế bào sản xuất isulin hồi cuối năm 2014.

Giáo sư Harvard Doug Melton là người đã có phát hiện mang tính đột phá trên trong khi cố gắng nghiên cứu để tìm cách chữa trị căn bệnh này kể từ khi con trai của ông được chẩn đoán bị nhiễm bệnh tiểu đường týp1 khi còn nhỏ. Ông cũng là một trong những nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu mới này.

Các tế bào đảo tụy ở người sử dụng trong nghiên cứu mới này được tạo ra từ các tế bào gốc của người và được phát triển bởi giáo sư Melton.

Sau khi tiến hành cấy vào chuột các tế bào ngay lập tức bắt đầu sản xuất insulin để đáp ứng mức độ gluco trong máu và có thể duy trì đường huyết trong phạm vilành mạnh trong suốt 174 ngày – khoảng thời gian nghiên cứu.

Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Medicine và Nature Biotechnology và được thực hiện với sự tài trợ của quỹ nghiên cứu tiểu đường Juvenile Diabetes Research Foundation (JDRF).

Trong một nghiên cứu, các chuyên gia đã có thể tạo ra một loại chất alginate mới để đóng gói các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy của người – một cách khiến cơ thể chấp nhận chúng.

Chất alginate mới – một loại chất ban đầu có nguồn gốc từ tảo nâu được sử dụng để ngăn chặn cơ thể có phản ứng miễn dịch có thể dẫn tới việc hình thành các mô sẹo và các tế bào cuối cùng sẽ bị vô hiệu.

Các nhà khoa học đã tạo ra một tập hợp gồm gần 800 dẫn xuất alginate và đánh giá phản ứng miễn dịch đối với từng dẫn xuất.

Cách này khiến họ có thể tập trung vào một loại gọi là triazole-thiomorpholine dioxide (TMTD), loại có phản ứng miễn dịch tối thiểu ở chuột và các loai động vật lớn.

Các nhà nghiên cứu sau đó đã cấy tế bào đảo tụy của người được đóng gói trong TMTD vào chuột và kết quả thực tế cho thấy cách làm này đã thành công.

Julia Greenstein, phó chủ tịch JDRF cho biết: “Liệu pháp đóng gói này có khả năng tạo nên bước đột phá mới trong việc chữa trị cho những người bị tiểu đường loại 1. Những phương pháp điều trị này nhằm mục đích để tạo ra isulin độc lập dài hạn một cách hiệu quả và loại bỏ gánh nặng hàng ngày về việc điều trị căn bệnh trong nhiều tháng, có khi là nhiều năm, mà không cần ức chế miễn dịch”.

Tác giả chính của nghiên cứu, giáo sư Daniel Anderson của học viện Massachusetts cho biết: “Chúng tôi vui mừng với kết quả này và đang nỗ lực để có thể đưa công nghệ này tới các bệnh viện”