Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tìm ra hướng chăn nuôi bền vững giúp giảm hao phí tài nguyên lẫn lượng khí thải nhà kính là vấn đề khiến nhiều chính phủ đau đầu. Giờ đây, các nhà nghiên cứu đề xuất một giải pháp đáp ứng cả hai tiêu chí trên: chăn nuôi trăn.

Nhóm nghiên cứu - gồm các nhà khoa học từ Đại học Macquarie, Đại học Oxford, Đại học Adelaide, Đại học Witwatersrand và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - đã tìm hiểu khả năng tăng trọng của hai loài trăn gấm (Malayopython reticulatus) và trăn Miến Điện (Python bivittatus) ở hai trại nuôi thương mại ở Thái Lan và Việt Nam. Và họ phát hiện trăn tăng trọng cực kỳ hiệu quả so với các loài chăn nuôi thông thường như gà và gia súc. Sau khi nở, trăn nhanh chóng phát triển tới trọng lượng giết mổ chỉ trong vòng một năm. Thịt trăn màu trắng, có hàm lượng protein rất cao và chất béo bão hòa thấp.

Tác giả cầm con trăn nước Úc. Nguồn: Derek Henderson
Tác giả cầm con trăn nước Úc. Nguồn: Derek Henderson

Họ nhận thấy trăn cần rất ít nước, thậm chí có thể sống chỉ nhờ lớp sương đọng trên vảy vào buổi sáng. Trăn cũng không cần nhiều thức ăn, chúng ăn các loài gặm nhấm như chuột và các loài gây hại khác tấn công cây trồng. Nếu phải nhịn đói hơn bốn tháng, trăn hầu như không giảm nhiều cân và nhanh chóng tiếp tục tăng trưởng trở lại khi được cho ăn trở lại, vì thế việc sản xuất liên tục có thể diễn ra ngay cả khi khan hiếm thực phẩm.

Trong lịch sử và thực tế hiện nay, trăn là một loại thực phẩm được tiêu thụ ở khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc. Tuy tại những nơi đây đã có nhiều trang trại nuôi trăn với quy mô lớn, song nó lại nhận được ít sự chú ý của các nhà khoa học nông nghiệp chính thống.

Đây là nghiên cứu đầu tiên xem xét kỹ lưỡng đầu ra và đầu vào, chi phí và lợi ích của trang trại nuôi trăn thương mại. Các nhà khoa học nhận định việc nuôi trăn có lợi ích về kinh tế và khả năng thích nghi rõ rệt đối với người nông dân so với việc nuôi lợn.

Cụ thể, các loài gia cầm và động vật có vútiêu tốn khoảng 90% năng lượng từ thức ăn nạp vào chỉ để duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Thế nhưng, động vật máu lạnh như các loài bò sát chỉ tìm một chỗ có nắng để sưởi ấm. Chúng hiệu quả trong việc biến thức ăn tiêu thụ thành thịt và mô cơ thể hơn bất kỳ sinh vật máu nóng nào.

Nhóm nghiên cứu thử cho hai nhóm trăn ăn “xúc xích” làm từ những mẩu thịt và cá thừa. Họ phát hiện việc cho đám trăn con ăn nhiều khiến chúng phát triển nhanh chóng.

Mặc dù trong tự nhiên, trăn là loài chỉ ăn thịt, chúng có thể tiêu hóa đậu nành và một số protein thực vật khác, và một số xúc xích chứa 10% protein thực vật lẫn với thịt. Trăn có thể biến phế thải nông nghiệp thành protein, mà lại thải ra ít chất thải.

Khi chế biến, khoảng 82% cân hơi của trăn tạo ra những sản phẩm hữu dụng, bao gồm thịt sau khi xẻ có hàm lượng protein cao, lớp da giá trị làm đồ da, mỡ và trăn đều có công dụng chữa bệnh.

Các loài bò sát còn thải ra ít khí nhà kính hơn nhiều so với động vật có vú. Hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh của chúng thậm chí có thể tiêu hóa cả xương, gần như không thải ra nước và ít chất thải rắn hơn nhiều so với động vật có vú.

Một số trang trại còn khuyến khích người nghỉ hưu ở địa phương nuôi trăn con bằng loài gặm nhấm và thức ăn thừa để có thêm thu nhập, sau đó bán lại cho trang trại sau một năm.

Nghiên cứu này cho thấy hiệu quả phi thường của các loài trăn trong việc biến chất phế thải thành sản phẩm hữu ích, nêu rõ cơ hội lớn ở những quốc gia vốn có tiền lệ tiêu thụ thịt trăn, rắn. Tuy nhiên, các tác giả cũng nhận định các nước châu Âu và châu Úc sẽ khó áp dụng việc nuôi trăn.

Nguồn: