Một vài nghiên cứu đã chứng minh mướp đắng có tác dụng tuyệt vời trong việc tiêu diệt tế bào ung thư và điều trị bệnh tiểu đường.

Mướp đắng có thể xếp vào cùng họ với các thực phẩm tốt cho sức khỏe như dưa chuột, dưa hấu do có nhiều chất dinh dưỡng như folate, vitamin A, C và Kali. Nó cũng là chất chống oxy hóa, bao gồm beta-carotene và lutein. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng sự kết hợp độc đáo của các chất dinh dưỡng trong mướp đắng có thể giúp chống lại bệnh ung thư và bệnh tiểu đường.

g

Chống lại bệnh ung thư

Một nghiên cứu mới nhất thuộc Đại học Colorodo tiến hành trên cơ thể động vật sống và cả trong ống nghiệm về những lợi ích của mướp đắng đối với sức khỏe, đặc biệt với những bệnh nhân ung thư tuyến tụy. Cả hai loại nghiên cứu này đều chỉ ra rằng chiết xuất từ mướp đắng có thể ức chế sự tái sản xuất các tế bào ung thư (dẫn đến sự tăng trưởng của khối u) và ức chế việc tạo ra apotosis (tế bào chết). Các nhà khoa học tin rằng khả năng chống lại ung thư của mướp đắng nằm ở chỗ nó có khả năng cắt giảm nguồn cung cấp glucose tới các tế bào ung thư.

Bên cạnh khả năng chống ung thư tuyến tụy, một vài nghiên cứu trước đây cũng cho biết mướp đắng đóng góp một vài lợi ích trong chống ung thư vú ở phụ nữ.

Điều trị bệnh tiểu đường

Một báo cáo năm 2008 được công bố trên tạp chí Chemistry and Biology (Hóa học và Sinh học) cho thấy, những bệnh nhân mắc tiểu đường ăn mướp đắng thường xuyên có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu của họ và tăng độ nhạy cho hoạt động insulin- hay nói cách khác ăn mướp đắng giúp cơ thể bạn sử dụng glucose hiệu quả hơn. Một nghiên cứu vào năm 2011 trên tạp chí Ethnopharmacology cũng chỉ ra rằng bệnh nhân tiểu đường tiêu thụ khoảng 2000mg mướp đắng hàng ngày kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn mướp đắng, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai do mướp đắng có thể gây chảy máu âm đạo, tử cung co thắt và gây sẩy thai. Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo không nên dùng mướp đắng khi đang sử dụng thuốc chống đái tháo đường hoặc insulin, bởi nó có thể khiến lượng đường trong máu giảm tới mức nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số phản ứng khác như viêm loét dạ dày, dị ứng và rung nhĩ cũng có thể xảy ra.

Nếu bạn hoặc người nhà đang phải đấu tranh với bệnh tiểu đường hay ung thư thì hãy xem xét tới mướp đắng. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách chế biến và lượng dùng bao nhiêu là đủ và tốt nhất cho sức khỏe.