Khoa học & Phát triển xin gửi tới độc giả thông tin về những nội dung chính trong số báo tuần này.

KHPT số 1262

Nổi bật

🌀 Khi nhìn vào bức tranh khởi nghiệp Việt Nam, có thể thấy rất ít công ty khởi nghiệp dạng spin-off bước ra từ trường đại học. Tại sao vậy?

🌀 Liệu màu sắc trên khuôn mặt có ảnh hưởng đến khả năng nhận biết biểu hiện khuôn mặt “ngầm” mà con người không nhận thức rõ ràng được hay không? Nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Toyohashi (Nhật Bản), trong đó anh Nguyễn Hoàng Nam là tác giả thứ nhất - đã góp phần làm sáng tỏ điều này.

🌀 Với công nghệ 3D, mỗi bệnh nhân sẽ có một trợ cụ phẫu thuật tùy chỉnh phù hợp với tình trạng bệnh và nhu cầu mổ của mình, thay vì phải sử dụng các trợ cụ nhập khẩu vốn chỉ phù hợp với thể trạng cao lớn của người Âu - Mỹ

🌀 Apicoo Robotics – một công ty khởi nghiệp về công nghệ robot ở Hà Nội đã dự kiến lựa chọn các thị trường quốc tế cho sản phẩm tay kẹp robot có độ linh hoạt cao và chi phí cạnh tranh trước khi quay trở lại Việt Nam.

🌀 Ngoài hiệu suất chiết cao, hệ thống chiết xuất chân không do ông Đào Thanh Khê (Công ty TNHH Thiết bị thực phẩm Pháp Việt) chế tạo còn có giá thành rẻ, vận hành đơn giản, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

🌀 Con chip đang chiếm lĩnh vai trò trung tâm của nền kinh tế toàn cầu với vô số ứng dụng trên các lĩnh vực điện toán, viễn thông, y tế, quân sự, giao thông, năng lượng,... Mọi cường quốc và cả những nền kinh tế mới nổi đều đang có các “kế hoạch riêng” cho cuộc chơi bán dẫn. Tuy nhiên, chế tạo chip lại là công việc phức tạp và thách thức nhất thế giới.

🌀 Đô thị không chỉ là những công trình và những tòa nhà hay là nơi tập trung những người giàu có và trung lưu. Tiến trình phát triển của đô thị không thể thiếu đi những người thu nhập thấp và việc cắt giảm các nguồn lực đầu tư hỗ trợ dân sinh, đặc biệt là với người nghèo, có thể dẫn đến những rủi ro rất lớn.

🌀 Ngày nay, việc nuôi dạy trẻ, thay vì được gia đình nhiều thế hệ phụ trách, lại dồn lên hai (đôi khi chỉ một) ông bố bà mẹ. Gia đình hạt nhân làm phình tướng cái tôi cá nhân của trẻ từ rất sớm, dẫn đến những hệ lụy dễ thấy.

_______________________

Chi tiết:

📌 TIN TRONG NƯỚC
- Bộ KH&CN có Thứ trưởng mới
- Tăng cường năng lực khai thác đất hiếm tại Việt Nam
- Bộ KH&CN: Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN quốc gia trong lĩnh vực dược phẩm
- Sơn làm mát RARE chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp Techfest Hà Nội 2023
- Các startup Hà Nội gọi được khoảng 1 tỷ USD trong 7 năm qua
- Nhân văn số: Cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển đổi số
- Vườn Bách thảo Scotland giúp bảo tồn các loài thực vật Việt Nam
- Phương pháp xử lý các chất hữu cơ ô nhiễm tồn dư trong nước

📌 TIN QUỐC TẾ
- Thương vụ sáp nhập lớn nhất lịch sử ngành công nghệ
- Công nghệ mới chiết xuất uranium từ nước biển
- Bản đồ chi tiết nhất về não người
- Cách giải thích mới về tình trạng COVID-19 kéo dài
- Gà chỉnh sửa gene để kháng cúm gia cầm
- NASA phóng thành công tàu vũ trụ nghiên cứu tiểu hành tinh kim loại

🌏 QUỐC TẾ
- Mỹ đầu tư 7 tỷ USD thúc đẩy công nghệ hydro

☄️ KHỞI NGHIỆP
- Khởi nghiệp từ trường đại học: Sao vắng bóng các công ty spin-off?

LAB ĐẾN BIZ
- Màu sắc trên khuôn mặt định hình cảm xúc con người
- In 3D trong phẫu thuật: Cá thể hóa thay khớp gối
- Tay kẹp robot Apicoo
- Hệ thống chiết xuất chân không PVF: Nâng cao hiệu quả chiết xuất dược liệu

💠 CÔNG NGHỆ
- AI thiết kế robot mới từ số 0

🎯 KHOA HỌC
- Giải thưởng Nobel có thật sự giúp nhà khoa học làm việc hiệu quả hơn?
- Vì sao làm chip khó đến vậy?

🔘 CHÂN DUNG
- Rosa Luxemburg: Người phụ nữ có ảnh hưởng lớn tới phong trào công nhân

🔰 KHÁM PHÁ
- Lò phản ứng bí mật ở London
- Khoa học về màu sắc động vật

🎴LỊCH SỬ KHOA HỌC
- William Higinbotham: Người đầu tiên sáng tạo trò chơi điện tử
- Edward W. Morley: Thành công từ di sản thất bại

🎓GIÁO DỤC
- Nuôi dạy con trong gia đình hạt nhân: Không có “chân lý đương nhiên”

📖ĐỌC SÁCH
- Edward Glaeser: Người thách thức những quan điểm cũ về đô thị

🍃GIỚI THIỆU
- Phân bón Phú Mỹ

*

Để đặt mua các số báo hoặc chia sẻ với đồng nghiệp, đối tác quan tâm về ấn phẩm, bản điện tử PDF của Khoa học & Phát triển, vui lòng xem tại: https://bit.ly/DatMuaKHPT

Ngoài ra, độc giả có thể mua lẻ từng số tại địa chỉ: Tòa soạn Báo Khoa học & Phát triển, số 70 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: 024 39427689