Xem bản thiết kế cuối cùng của máy biến áp 500kV do KS Nguyễn Thị Nguyệt chế tạo, chuyên gia Nga được mời thẩm định thốt lên: “Tôi tin bà làm được và không cần tiến sỹ chúng tôi nữa”.

Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt kiểm tra các ụ định vị trên nắp máy biến áp 220kV sau quá trình vận chuyển. Ảnh: NV
Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt kiểm tra các ụ định vị trên nắp máy biến áp 220kV sau quá trình vận chuyển. Ảnh: NV

Anh hùng lao động Nguyễn Thị Nguyệt: “Bà mẹ cứng đầu” của những chiếc máy biến áp

Trước đó ít lâu, chính ông đã nói đầy nghi ngờ: “Ở Nga, chúng tôi làm máy 500kV có 8 tiến sỹ và 34 kỹ sư hỗ trợ, trong khi ở đây có mỗi một người đàn bà nhỏ bé này là chính, lại chỉ là kỹ sư thì làm thế nào được”. Các chuyên gia Trung Quốc cũng từng có thái độ tương tự khi được mời thẩm định thiết kế của bà: “Bà Nguyệt chỉ biết máy 110kV và 220kV, chứ máy 500kV thì không biết gì cả”.

Máy biến áp 500kV là sản phẩm mới nhất trong cụm công trình khoa học về máy biến áp điện lực 3 pha cao áp và siêu cao áp 110kV, 220kV và 500kV của KS Nguyệt được giới khoa học đánh giá rất cao về đóng góp đối với điện lực Việt Nam. Bà chia sẻ: “Tôi bắt đầu nghiên cứu chế tạo máy này từ năm 2009, khi đã nghỉ hưu 4 năm. Tôi chỉ nghĩ, nếu như máy 110kV, 220kV mình chưa biết mà vẫn làm được thì máy 500kV chắc cũng sẽ làm được”.

Tuy nhiên khi bắt tay vào việc, KS Nguyệt nhận ra mọi việc không đơn giản. Bà giải thích: “Có thể so sánh thế này: Từ chế tạo xe đạp chuyển sang chế tạo xe máy, công nghệ phải khác; từ làm xe máy sang làm ôtô, công nghệ phải khác; từ sản xuất ôtô sang sản xuất máy bay, công nghệ cũng phải khác. Việc chế tạo máy biến áp từ 35kV lên 110kV, từ 110kV đến máy 220kV và bây giờ là máy 500kV cũng tương tự”.

Tiếp tục tìm hiểu, đọc sách, phân tích và dựa vào kinh nghiệm sửa chữa máy biến áp 500kV (do nước ngoài sản xuất) tại Nhà máy thủy điện Yaly năm 2005, bà bắt tay vào việc thiết kế. KS Nguyệt kể: “Các chuyên gia nước ngoài bảo một mình tôi không thể làm được vì rất khó, phạm trù rất rộng, rất lớn, rất nhiều lĩnh vực và cần nhiều người mới làm được”.

Tuy nhiên, những câu nói kiểu “giội nước lạnh” của họ không làm nguội quyết tâm của KS Nguyệt. Bà càng có thêm động lực để chứng minh Việt Nam có thể sản xuất máy biến áp 500kV. Và những chuyên gia nước ngoài từng nghi ngờ điều đó đã phải sửng sốt, khâm phục.

Nói vui rằng chuyện làm máy 500kV khiến các chuyên gia nước ngoài rất “nể” bà, nhưng KS Nguyệt thú nhận đến bây giờ bà vẫn thấy sợ, thấy hú vía khi nghĩ đến quá trình thực hiện công trình đó: “Đợt đấy cứ thiết kế được bản vẽ nào là đưa đi thi công luôn. Cộng lại riêng mình tôi có hơn 750 bản vẽ từ A4 đến A0, với hàng trăm nghìn chi tiết. Riêng các loại lá tôn là hơn 62.000 lá, thế mà không nhầm chi tiết nào”.

Đến nay, Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh đã lắp đặt được 2 tổ máy biến áp 500kV và đang làm việc cấp điện tại các trạm 500kV Nho Quan, Ninh Bình và Vũng Áng, Hà Tĩnh. Thành công này đã giúp Việt Nam trở thành nước thứ 12 trên thế giới tự thiết kế và sản xuất được máy biến áp 500kV.c đánh giá rất cao về đóng góp đối với điện lực Việt Nam.