Các quan sát từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho thấy lỗ thủng tầng ozone phía trên Nam Cực năm nay đã đạt kích thước tối đa 26 triệu km2 vào giữa tháng 9, khiến nó trở thành một trong những lỗ thủng theo mùa lớn nhất từng được quan sát.

Lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực đã lớn đến mức kỷ lục, bằng với diện tích của Bắc Mỹ. Ảnh: ESA
Lỗ thủng tầng ozone tại Nam Cực đã lớn đến mức kỷ lục, bằng với diện tích của Bắc Mỹ. Ảnh: ESA

Kích thước này gần bằng diện tích Bắc Mỹ, gấp ba lần diện tích Brazil, hoặc gấp đôi diện tích của Nam Cực.

Lỗ thủng tầng ozoneở Nam Cựcthường xuyên thay đổi kích thước, tăng lên và co lại theo mùa.Thông thường, lỗ thủng tăng kích thước từ tháng 8 đến tháng 10 khi Nam Bán cầu bước vào mùa xuân và nhiệt độ bắt đầu ấm hơn.

Kích thước lỗ thủng tầng ozone năm nay lớn bất thường liên quan đến vụ phun trào núi lửa Hunga Tonga xảy ravào tháng 1/2022, giải phóng 50 triệu tấn hơi nước vào bầu khí quyển – tương đương với lượng nước trong khí quyển tăng thêm 10%.“Hơi nước dẫn đến sự hình thành mạnh mẽ của các đám mây ở tầng bình lưu tại vùng Cực, nơi chlorofluorocarbons (CFC) có thể phản ứng và đẩy nhanh sự suy giảm tầng ozone”, Antje Inness, chuyên gia tại Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus thuộc Liên minh châu Âu (EU), nhận định.

Nguồn: Space, Livescience