Các chuyên gia môi trường Bjorn Larsen và Ernesto Sánchez-Triana tại Ngân hàng Thế giới cảnh báo tác động độc hại của việc tiếp xúc với chì [một loại chất độc thần kinh] lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết đến trước đây, gây ra mối đe dọa tương tự như ô nhiễm không khí.

Xăng pha chì từng là nguồn gây ra ô nhiễm chì phổ biến nhất. Ảnh: Gomechanic
Xăng pha chì từng là nguồn gây ra ô nhiễm chì phổ biến nhất. Ảnh: Gomechanic

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet Planetary Health vào tháng 9/2023, họ ước tính có khoảng 5,5 triệu người trưởng thành chết vì bệnh tim mạch liên quan đến phơi nhiễm chì vào năm 2019. Thiệt hại kinh tế do phơi nhiễm chì ở mức 6 nghìn tỷ USD, tương đương khoảng 6,9% GDP toàn cầu. Trung bình, việc tiếp xúc với chì khiến mỗi đứa trẻbị mất 5,9 điểm chỉ số thông minh (IQ)trong 5 năm đầu đời ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Những tác động này lớn nhất ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC),nơi 95% tổng chỉ số IQ toàn cầu ở trẻ nhỏ bị suy giảm và 90% số ca tử vong do bệnh tim mạch gây ra.

Trong thế kỷ 20, nhiên liệu xăng pha chì là nguồn gây ra ô nhiễm chính.Liên Hợp Quốc bắt đầu chiến dịch loại bỏ xăng pha chì vào năm 2002, và loại nhiên liệu nàyhoàn toàn biến mất trên thị trường khi Algeria trở thành quốc gia cuối cùng cấm nó vào năm 2021. Tuy nhiên, ngày nay con người vẫn có thể tiếp xúc với chì thông qua thực phẩm, đất, sơn, dụng cụ nấu nướng, phân bón, mỹ phẩm, đồ chơi, ắc quy axit chì và nhiều nguồn khác.

Nguồn: iflscience, Sciencealert