Hệ vi sinh vật trong các đầm phá trên sa mạc Puna de Atacama, Argentina, có thể hé lộ về sự sống ban đầu trên Trái đất và sao Hỏa.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các đầm phá nước trong suốt như pha lê và những cánh đồng muối rộng lớn trên sa mạc Puna de Atacama tạo thành một hệ sinh thái khác lạ, không giống bất cứ thứ gì mà họ từng thấy.

Puna de Atacama là một cao nguyên rộng lớn nằm ở độ cao hơn 3.660m so với mực nước biển, tại biên giới Argentina với Chile. Tại đây, độ cao cùng với điều kiện khô hạn và ánh nắng chói chang hợp thành một môi trường khắc nghiệt, ít có động thực vật nào sống sót nổi.

Những gò stromatolit xanh nở rộ dưới đáy đầm phá tại Puna de Atacama, Argentina. Ảnh: Brian Hynek
Những gò stromatolit xanh nở rộ dưới đáy đầm phá tại Puna de Atacama, Argentina. Ảnh: Brian Hynek

Hệ sinh thái lạ lùng này được phát hiện qua hình ảnh vệ tinh. Nó trải dài 10 héc-ta trên sa mạc và gồm 12 đầm nước nông, được bao quanh bởi các ngọn núi. Dưới mặt đầm có các gò rộng khoảng 4,6m, cao hàng chục cm và phủ đầy vi sinh vật màu xanh lá.

Theo các nhà nghiên cứu, các gò này hé lộ cho chúng ta biết về giai đoạn đầu của sự sống trên Trái đất và có thể là cả sự sống cổ đại trên sao Hỏa. Các quan sát sơ bộ cho thấy đây có thể là các stromatolit – những cộng đồng vi sinh vật phức tạp mà các chất bài tiết của chúng đặc cứng lạithành các lớp đá. Các cộng đồng vi sinh vật tương tự từng có mặt trong một thời kỳ của lịch sử Trái đất là Liên đại Thái cổ, khi khí quyển chưa có oxy (4 tỷ tới 2,5 tỷ năm trước).

Ngày nay, các stromatolit vẫn hình thành trong các môi trường sinh cảnh biển và nước ngọt, nhưng ở dạng nhỏ hơn rất nhiều so với các stromatolit cổ đại. Các gò tại đầm phá Atacama có kích cỡ gần giống hóa thạch được tìm thấy của các stromatolit thời Liên đại Thái cổ, vốn có chiều cao lên tới 6m. Các stromatolit Atacama chủ yếu chứa thạch cao, một khoáng chất thường thấy trong các stromatolit hóa thạch nhưng không có ở các dạng stromatolit ngày nay.

Các nhà nghiên cứu dùng búa đập đá để làm nứt cấu trúc stromatolit, cho thấy phần lõi màu hồng. Ảnh: Brian Hynek
Các nhà nghiên cứu dùng búa đập đá để làm nứt cấu trúc stromatolit, cho thấy phần lõi màu hồng. Ảnh: Brian Hynek

Các nhà nghiên cứu cho rằng những gò này phát triển từ vi sinh vật. Các cấu trúc đó ngập trong thứ nước mặn, chua của đầm phá và bị bức xạ cao từ mặt trời nung nóng. Chúng chứa hai loại vi khuẩn, với các lớp vi khuẩn quang hợp gọi là vi khuẩn lam - cyanobacteria bao phủ bên ngoài, và cộng đồng các sinh vật đơn bào gọi là vi khuẩn cổ - archaea phát triển ở lõi.

Theo các nhà nghiên cứu, nếu sự sống tiến hóa trên sao Hỏa tới mức độ hóa thạch thì nó sẽ trông giống như thế này. Việc tìm hiểu các cộng đồng vi sinh vật hiện có trên Trái đất sẽ giúp ta biết được nên tìm kiếm điều gì khi thăm dò các đặc điểm tương tự của đá trên sao Hỏa. Tuy nhiên, các nhà khoa học cần nhanh chóng xác nhận những quan sát ban đầu này, vì địa điểm đã được cho thuê để khai tháclithium và toàn bộ hệ sinh thái có thể sẽ hoàn toàn biến mất trong vài năm.

Nguồn: