Nhiều startup Hàn Quốc có kế hoạch phát triển tại Việt Nam và đã mở chi nhánh/cửa hàng tại thị trường hấp dẫn này.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc đang có xu hướng tìm kiếm cơ hội tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Internet

Tại hội nghị Tech in Asia Conference 2023 ở Jakarta tuần trước, đồng sáng lập và cổ đông quỹ đầu tư Asia Partners Nick Nash đã vạch ra lý do vì sao Việt Nam có vẻ sẽ đi theo bước chân của Hàn Quốc và xây dựng các ngành công nghiệp điện tử và ô tô mạnh mẽ.

Nash chỉ ra, các quốc gia có ngành dệt may mạnh thường sau đó sẽ phát triển sang các ngành công nghệ cao hơn như sản xuất ô tô và chất bán dẫn, đó là trường hợp của Hàn Quốc.

Việt Nam từ lâu đã có một ngành công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng lớn và hiện đang có tham vọngphát triển ngành bán dẫn. Năm 2020, xuất khẩu chất bán dẫn của Việt Nam đạt 4,2 tỷ USD, xếp sau nước đứng đầu là Trung Quốc với 35,6 tỷ USD.

Chất bán dẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong sản xuất thiết bị và linh kiện điện tử. Ví dụ: chất bán dẫn dùng để làm nhiều sản phẩm tiêu dùng kỹ thuật số như điện thoại, máy ảnh, tivi, máy giặt, tủ lạnh và bóng đèn LED, bộ vi xử lý của máy tính CPU,…

Trong số các công ty Việt Nam, doanh nghiệp nội địa FPT chiếm vị trí không nhỏ trong ngành bán dẫn. Năm 2022, FPT đã sản xuất chip tiên tiến bằng các thiết kế riêng của mình. Các doanh nghiệp nước ngoài như Intel, Marvell (Mỹ) hay Samsung, Hammi, Amkor (Hàn Quốc) cũng tuyên bố các kế hoạch sản xuất linh kiện bán dẫn hoặc mở trung tâm R&D ở Việt Nam.

Ngoài ra, sự gia nhập gần đây của doanh nghiệp nội VinFast vào lĩnh vực ô tô điện đã được thế giới ghi nhận rõ ràng.

Các nhà sáng lập thảo luận cơ hội phát triển tại châu Á. Ảnh: TechInAsia
Các nhà sáng lập thảo luận cơ hội phát triển tại hội nghị. Ảnh: TechInAsia

Nếu có thể xem kinh nghiệm quá khứ như một trong những chỉ dấu để dự đoán xu hướng tương lai thì có thể tin rằng Việt Nam sẽ có những bước tiến tương tự như những gì Hàn Quốc đã làm cách đây 20-30 năm.

Vì các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc như Samsung, LG, Huyndai, Daewon và Lotte đã đứng vững ở Việt Nam trong nhiều năm và xây dựng được mối quan hệ nhất định, các doanh nghiệp nhỏ hơn cũng bắt đầu tự tin khi bước vào thị trường này.

Trong đó, các nhà sáng lập startup là những người mạnh dạn nhất. Họ dường như đang đổ xô đến Việt Nam. Sử dụng dữ liệu LinkedIn, Asia Partners tìm thấy 250 người sáng lập, đồng sáng lập và CEO từ các trường đại học hàng đầu ở Hàn Quốc đã thành lập chi nhánh/doanh nghiệp/cửa hàng ở Đông Nam Á. Trong số đó, Việt Nam chiếm 21%, chỉ sau Singapore với 38%.

Các nhà sáng lập starup Hàn Quốc cũng được chính phủ nước họ để tiến vào thị trường Việt Nam. Thông qua mối liên kết ủy quyền với quỹ VSV Capital của Việt Nam, mỗi năm Hàn Quốc đều có chương trình giới thiệu từ 10-15 startup nổi bật nhất đến tìm hiểu và khai phá cơ hội thị trường tại Việt Nam trong 3 tháng.

Đầu tuần này, Cơ quan Hỗ trợ Doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc đã khai trương Trung tâm Khởi nghiệp Hàn Quốc (KSC) tại Hà Nội, mở ra một “trạm giao liên” chính thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đến Việt Nam.