Những hoạt động trải nghiệm trong Ngày hội Toán học mở 2020 với chủ đề “Toán học cho một thế giới tốt đẹp hơn” không chỉ giúp người tham gia thấy được ứng dụng của Toán học trong cuộc sống hàng ngày mà còn khơi dậy hứng thú của các em nhỏ với Toán học - một lĩnh vực thường bị coi là khô khan và kém hấp dẫn.

Diễn ra vào ngày chủ nhật cuối cùng của tháng 11/2020 tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN), một trong những ngôi trường sử dụng nhiều công cụ toán học bậc nhất các trường đại học ở Việt Nam, chắc hẳn những nhà tổ chức Ngày hội Toán học mở năm 2020 muốn hướng các em nhỏ vào một thế giới kỳ thú của toán học. Vượt ra khỏi một hoạt động thường niên của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (Bộ GD&ĐT), sự kiện này trở thành cơ hội mở cho các học sinh, sinh viên, phụ huynh, các nhà toán học và cả các nhà giáo dục nữa cùng trải nghiệm và giao lưu văn hóa về toán học. Ngày hội được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 tại Hà Nội, sau đó được mở rộng sang các tỉnh thành khác trên cả nước. Năm 2020, dưới sự bảo trợ chuyên môn của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, Ngày hội Toán học mở được chuyển giao mô hình tổ chức về các địa phương.

Trường Phổ thông liên cấp Archimedes Đông Anh mang đến nhiều trò chơi liên quan đến toán và vật lý. Trong đó, trò chơi cốc cầu vồng thu hút sự tham gia của nhiều học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. “Đây là lần đầu tiên con tham gia, con rất thích trò này”, em Nguyễn Châu Anh, học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Minh Phú (Hà Nội cho biết). Các cốc chứa các chất lỏng có màu sắc và khối lượng riêng khác nhau, tạo thành nhiều tầng lớp màu sắc khác nhau. “Các em học sinh nhỏ tuổi tầm lớp 3-4 sẽ phân biệt được cái nào nặng nhẹ hơn, lớn hơn như lớp 5 trở nên học về khối lượng riêng có thể tự thiết kế thí nghiệm”, theo đại diện gian hàng của trường Archimedes Đông Anh.
Trường Phổ thông liên cấp Archimedes Đông Anh mang đến nhiều trò chơi liên quan đến toán và vật lý. Trong đó, trò chơi cốc cầu vồng thu hút sự tham gia của nhiều học sinh ở các lứa tuổi khác nhau. “Đây là lần đầu tiên con tham gia, con rất thích trò này”, em Nguyễn Châu Anh, học sinh lớp 5 ở trường Tiểu học Minh Phú (Hà Nội cho biết). Các cốc chứa các chất lỏng có màu sắc và khối lượng riêng khác nhau, tạo thành nhiều tầng lớp màu sắc khác nhau. “Các em học sinh nhỏ tuổi tầm lớp 3-4 sẽ phân biệt được cái nào nặng nhẹ hơn, lớn hơn như lớp 5 trở nên học về khối lượng riêng có thể tự thiết kế thí nghiệm”, theo đại diện gian hàng của trường Archimedes Đông Anh.

Việc lựa chọn những chủ đề thú vị, gần gũi và bám sát với cuộc sống thực tế là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu “mang vẻ đẹp của Toán học đến với mọi người”. Giải thích về ý nghĩa chủ đề năm nay, PGS.TS. Lê Minh Hà, Giám đốc Viện Nghiên cứu cao cấp về toán cho biết: “Chủ đề của ngày hội năm nay dựa trên chủ đề của Ngày toán học thế giới năm 2021. Chúng tôi cũng muốn nhấn mạnh vai trò và ứng dụng của Toán học, không chỉ là một môn học khô khan, Toán học đã có những ứng dụng rất ấn tượng và cụ thể. Chẳng hạn như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Toán học cung cấp các mô hình và công cụ để giúp chúng ta hiểu, theo dõi và kiểm soát sự lây lan của virus, hoặc đề xuất phương pháp xét nghiệm theo nhóm, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí”.

Thật vậy, đến với ngày hội toán học này, người ta có thể thấy bóng dáng của toán học khắp nơi nơi: Toán học được ứng dụng trong dự báo thời tiết và chuẩn bị ứng phó với thiên tai; Toán học giúp tối ưu hóa mạng lưới giao thông và truyền thông, hỗ trợ tạo lập xây dựng và quản lý một cách thông minh các hệ thống y tế, kinh tế và xã hội. Về văn hóa, Toán học hiện diện trong nghệ thuật, âm nhạc và các trò chơi, giúp con người hưởng thụ và trải nghiệm cuộc sống tốt hơn.

Ngày Hội thu hút được sự quan tâm và yêu thích của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên.
Ngày Hội thu hút được sự quan tâm và yêu thích của các bậc phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên.

Cũng như mọi năm, Ngày hội Toán học mở 2020 gồm hoạt động chuyên môn và hoạt động trải nghiệm diễn ra song song. Phần hoạt động chuyên môn là bài giảng đại chúng “Về chương trình THPT môn toán 2018 và chương trình A level của Anh” do TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, trình bày. Bài giảng được thiết kế dành cho giáo viên THPT và THCS môn Toán (lớp 8,9) và sinh viên sư phạm Toán. Theo TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân, “chương trình THPT mới công bố năm 2018 của chúng ta có nhiều điểm chung cốt lõi với chương trình A level của Anh”. Bởi vậy, “thông qua bài giảng này, chúng tôi hy vọng chúng ta sẽ có được thêm hiểu biết và học hỏi kinh nghiệm từ một chương trình tương tự, rất phổ biến và có uy tín ở trong nước cũng như quốc tế, hiện nay nhiều trường THPT ở Việt Nam đã xây dựng và tổ chức đào tạo song bằng theo chương trình này”, PGS.TS. Lê Minh Hà nhận xét.

Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là điều cần thiết để xây dựng thành công chương trình dạy Toán nói riêng và chương trình đào tạo nói chung. “Tôi đánh giá rất cao báo cáo này, hoàn toàn phù hợp với tình hình của Việt Nam. Chúng ta cần quốc tế hóa từ tư duy đến hành động, từ sách giáo khoa đến kiểm tra đánh giá thì mới nhanh chóng đổi mới được”, GS.TS. Trần Văn Nhung, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhận xét trong bài giảng.

Về phần hoạt động trải nghiệm, người tham dự có cơ hội tham quan và trải nghiệm nhiều trò chơi do các trung tâm toán và khoa học, cũng như các trường học trên địa bàn Hà Nội tổ chức. Mỗi đơn vị đều mang đến một chủ đề trải nghiệm riêng như “Toán học kết nối cuộc sống” (trường THPT HES); “Giải mã và kiến tạo thế giới” (công ty giáo dục POMath); “Trải nghiệm làm nhà khoa học tương lai” (trường ĐH Khoa học Tự nhiên),...

Các bạn học sinh cùng nhau khám phá những điều thú vị.
Các bạn học sinh cùng nhau khám phá những điều thú vị.

Nhiều hoạt động trải nghiệm tưởng chừng không mấy liên quan đến Toán học như “mô hình mô phỏng trượt lở” của Khoa Địa chất (trường ĐH Khoa học Tự nhiên) hay máy in 3D của Học viện Kidscode STEM,... Thực chất, Toán học có vai trò quan trọng nhưng “thường ẩn bên trong” nên “mọi người khó nhìn thấy”, PGS.TS. Lê Minh Hà nhận xét. Bởi vậy, việc trưng bày những sản phẩm hấp dẫn là yếu tố cần thiết để mọi người có hứng thú và tìm hiểu sâu hơn.

Những phản hồi tích cực của người tham gia cho thấy Ngày hội Toán học mở 2020 cho thấy chương trình đã phần nào đạt được mục tiêu “giúp mọi người trải nghiệm vẻ đẹp của Toán học”. “Tôi tham gia Ngày hội từ các năm trước, tôi thấy thực sự rất bổ ích vì kiến thức ở đây mang tính ứng dụng rất cao. Tôi hay đưa các con tới để làm quen và tham quan những sản phẩm khoa học”, chị Vũ Thị Minh (Hà Nội) cho biết.

Các robot được lập trình tự động của Học viện Kidscode. Đây là sản phẩm của những học viên ở Học viện Kidscode. “Sản phẩm trưng bày ở đây để mọi người tham quan khám phá, nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về việc lập trình thì mọi người có thể sang bên trung tâm để tham quan”, theo người phụ trách gian hàng của Kidscode.
Các robot được lập trình tự động của Học viện Kidscode. Đây là sản phẩm của những học viên ở Học viện Kidscode. “Sản phẩm trưng bày ở đây để mọi người tham quan khám phá, nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về việc lập trình thì mọi người có thể sang bên trung tâm để tham quan”, theo người phụ trách gian hàng của Kidscode.

Trò chơi “tháp Hà Nội” của Học viện sáng tạo S3. Thông qua việc di chuyển, sắp xếp các đĩa theo thứ tự, màu sắc và số bước đi khác nhau, trò chơi giúp trẻ em rèn luyện tư duy logic.
Trò chơi “tháp Hà Nội” của Học viện sáng tạo S3. Thông qua việc di chuyển, sắp xếp các đĩa theo thứ tự, màu sắc và số bước đi khác nhau, trò chơi giúp trẻ em rèn luyện tư duy logic.

Gian hàng “Địa chất kiến tạo từ lòng đất” của câu lạc bộ Geobus (Khoa Địa chất, trường ĐH Khoa học Tự nhiên) giới thiệu các mô hình mô phỏng tạo dòng chảy và mô hình rừng ở Việt Nam. Ngoài đặc điểm sinh thái, địa chất của nhiều vùng đất ở Việt Nam, người tham quan còn có cơ hội tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế cũng như tác động của các hiện tượng địa chất như lũ lụt, sạt lở đất,...
Gian hàng “Địa chất kiến tạo từ lòng đất” của câu lạc bộ Geobus (Khoa Địa chất, trường ĐH Khoa học Tự nhiên) giới thiệu các mô hình mô phỏng tạo dòng chảy và mô hình rừng ở Việt Nam. Ngoài đặc điểm sinh thái, địa chất của nhiều vùng đất ở Việt Nam, người tham quan còn có cơ hội tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế cũng như tác động của các hiện tượng địa chất như lũ lụt, sạt lở đất,...

Trải nghiệm làm tên lửa bằng giấy, sau đó đặt vào miệng chai nhựa rỗng để "phóng" bằng cách đẩy không khí trong chai ra ngoài.
Trải nghiệm làm tên lửa bằng giấy, sau đó đặt vào miệng chai nhựa rỗng để "phóng" bằng cách đẩy không khí trong chai ra ngoài.