Đó là nhận định của ông Nguyễn Trọng Thành - Giám đốc HTX Phú Lương, huyện Đông Hưng, Thái Bình về mô hình cấy hàng biên của kỹ sư Chu Văn Tiệp.

Ông Nguyễn Trọng Thành - Giám đốc HTX Phú Lương, huyện Đông Hưng, Thái Bình.
Ông Nguyễn Trọng Thành - Giám đốc HTX Phú Lương, huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Ông Thành cho biết: "Với mô hình cấy hàng biên của kỹ sư Chu Văn Tiệp chẳng những không phải đầu tư gì mà còn giảm chi phí đầu vào trong khi năng suất tăng. Cấy theo phương pháp này, chúng tôi nhận thấy vụ sau hiệu quả cao hơn vụ trước, bà con tự nguyện tiếp thu.

Trước nay, với các mô hình hay dự án mà Nhà nước đầu tư, bà con thường rất nhiệt tình hưởng ứng nhưng khi dự án kết thúc, ít mô hình tiếp tục tồn tại. Nguyên nhân là việc duy trì mô hình đòi hỏi đầu tư chi phí cho cơ sở vật chất. Ví dụ với mô hình 4 vụ, muốn bà con có lợi nhuận 10 triệu/ha thì phải đầu tư 2-3 triệu đồng/sào vật tư. Ngay như thực tế ở địa phương chúng tôi đã có rất nhiều dự án được đưa vào triển khai, bà con nông dân rất hăng hái nhưng khi dự án ngừng, không còn sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nữa thì việc áp dụng rất chậm, thậm chí chấm dứt.

Với mô hình cấy hàng biên của kỹ sư Chu Văn Tiệp lại khác, chẳng những không phải đầu tư gì mà còn giảm chi phí đầu vào trong khi năng suất tăng. Cấy theo phương pháp này, chúng tôi nhận thấy vụ sau hiệu quả cao hơn vụ trước, bà con tự nguyện tiếp thu. Chúng tôi kiến nghị với ngành khuyên nông nên có những hội thảo đánh giá thực sự, xuống từng hộ gia đình khảo sát xem hiệu quả mà phương pháp mang lại như thế nào".