Chủ động, đi đầu giải quyết, đưa hoạt động KH&CN chuyển động từ “gắn với” sang “phục vụ” phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua, ngành KH&CN tỉnh Cao Bằng đã quan tâm huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tập trung nghiên cứu thành công nhiều công trình KH&CN đóng tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Cao Bằng.

Mô hình trồng chè xanh chất lượng cao tại xã thị Ngân huyện thạch An đã đem lại những kết quả tốt
Trong đó, việc tổ chức, triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu KH&CN giai đoạn 2016 -2018 đã thu được nhiều kết quả tốt.

Trong ba năm, từ năm 2016 đến hết năm 2018, ngành KH&CN tổ chức quản lý việc thực hiện 55 đề tài, dự án KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trong đó lĩnh vực nông nghiệp có 24 đề tài, dự án; chế biến và công nghiệp có 08 đề tài, dự án; khoa học xã hội và nhân văn có 16 đề tài; có 02 đề tài về y học và 05 dự án về sở hữu trí tuệ. Có 49 đề tài, dự án cấp tỉnh sử dụng ngân sách địa phương, 05 dự án thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025 và 01 dự án cấp quốc gia do ngân sách Trung ương hỗ trợ. Đến nay, đã tiến hành nghiệm thu 20 đề tài, dự án.

Các đề tài, dự án KH&CN được triển khai trong giai đoạn 2016 -2018 gắn liền với thực tiễn, phù hợp với đặc thù điều kiện của địa phương, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vừa đảm bảo giải quyết vấn đề khoa học đặt ra trên các lĩnh vực vừa tăng cường sự phối hợp của các cơ quan Trung ương, viện, trường đại học để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN có hàm lượng khoa học cao, chuyên môn sâu, qua đó đào tạo nâng cao năng lực của cán bộ KH&CN trong tỉnh và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh Cao Bằng.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, các đề tài, dự án KH&CN tiếp tục tập trung nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất, khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương, bảo tồn và phục tráng các giống cây, con đặc sản, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo ra các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp đặc sản có giá trị kinh tế cao như: Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số giống tỏi của Cao Bằng để sản xuất tỏi, tỏi đen và các sản phẩm từ tỏi đen; Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhân giống, canh tác và phát triển cây thuốc Thất diệp nhất chi hoa; Nghiên cứu bảo tồn và phục tráng giống lúa Nếp Hương Bảo Lạc và Pì Pất Cao Bằng, giống lúa nếp đặc sản của huyện Trùng Khánh; Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất gạo đặc sản nếp Hương tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng; Ứng dụng công nghệ để phục tráng và phát triển sản xuất cam, quýt theo hướng sản xuất hàng hóa; khai thác phát triển nguồn ghen lê Đông Khê, Lê Nguyên Bình và Bảo Lạc, đồng thời nghiên cứu ứng dụng tiến bộ KH&CN để phát triển diện tích trồng cây mận máu là cây ăn quả đặc sản của huyện Bảo Lạc; tiếp tục nghiên cứu, khai thác phát triển cây Dẻ Trùng Khánh tập trung vào khâu nhân giống và trồng rừng thâm canh Dẻ Trùng Khánh bằng các dòng có năng suất cao; Xây dựng mô hình sản xuất rau, hoa ôn đới tăng thu nhập cho người dân khu vực Phia Đén, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng...

Nhiều sản phẩm nông sản đặc sản của Cao Bằng đã và đang được ngành KH&CN quan tâm hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu công nghiệp để tạo dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao giá trị thương mại như: Nhãn hiệu tập thể quýt Trà Lĩnh, Nhãn hiệu tập thể miến dong Nguyên Bình, chỉ dẫn địa lý trúc sào Cao Bằng,…

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nguồn lực cho xã Thị Ngân thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới do UBND tỉnh giao, năm 2016, Sở KH&CN đã hỗ trợ xã Thị Ngân triển khai dự án “Xây dựng mô hình trồng và chế biến chè xanh chất lượng cao tại xã Thị Ngân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng” với tổng kinh phí trên 1 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách khoa học công nghệ là 800 triệu đồng. Dự án đã tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và chế biến chè cho các hộ dân trong xã và tổ chức cho bà con trong xã trồng được 4ha chè với các giống Kim tuyên, Phúc Vân Tiên, PH8. Diện tích chè này đã cho thu hoạch, từ đầu vụ năm 2019 đến nay, một số hộ đã thu hái được trên 60 kg chè thành phẩm, với giá bán từ 250.000đ-300.000đ/kg và đầu ra ổng định, người dân trong xã đã tự nhân rộng diện tích trồng chè thêm 2ha.

Qua việc tổ chức thực hiện các đề tài, dự án KH&CN, mức độ ứng dụng KH&CN trong phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã ngày càng tăng cao, hàng nghìn hộ dân tham gia triển khai các mô hình ứng dụng KH&CN đã được tập huấn kỹ thuật và có khả năng áp dụng tốt vào sản xuất.

Đã và đang nghiên cứu, xây dựng quy trình trong chế biến nông sản phục vụ nền sản xuất nông nghiệp, bước đầu đã có hiệu quả, góp phần mở rộng các sản phẩm nông lâm sản như: nghiên cứu kỹ thuật trồng và sản xuất tỏi đen, nghiên cứu sản xuất sữa gạo mầm từ nếp Pì Pất, nghiên cứu chế biến sản phẩm từ cây lá gai, sản xuất thử nghiệm sản phẩm rượu từ Hà thủ ô đỏ…
Trong lĩnh vực công nghiệp, đang triển khai dự án “Hoàn thiện công nghệ sản xuất sắt xốp và nghiên cứu sử dụng sắt xốp để luyện một số thép hợp kinh phục vụ kinh tế và quốc phòng” thuộc chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước; hoàn thiện công nghệ nấu luyện sten chất lượng cao từ nguồn quặng sunfua đa kim niken-đồng Cao Bằng; nghiên cứu ứng dụng mô hình công trình thu nước dạng đập ngầm kết hợp hào thu nước phục vụ cấp nước sinh hoạt tại xã Nam Tuấn , Hòa An, Cao Bằng; ứng dụng công nghệ lò đốt rác để xử lý rác thải thải sinh hoạt vùng thành phố Cao Bằng.

Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Tiếp tục nghiên cứu để góp phần giải quyết các vấn đề xã hội của địa phương, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, duy trì ổn định an ninh trật tự, cung cấp luận cứ cho xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm gần đây, đã sưu tầm và nghiên cứu giá trị các văn bản chữ Nôm Tày ở Cao Bằng, có được nhiều tài liệu quý mang nội dung giáo dục, văn hóa, cách sống được dịch ra tiếng Tày và tiếng phổ thông giúp cho nhiều đối tượng có thể tiếp cận. Các vấn đề đặt ra về an ninh trật tự của đồng bảo dân tộc, vùng biên giới được quan tâm nghiên cứu để đưa ra các giải pháp phục vụ công tác chuyên môn như: “Nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, mốc quốc gia và an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới...”; “Quan hệ tộc người xuyên biên giới ở tỉnh Cao Bằng tác động đến ổn định xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh”; nâng cao hiệu quả hoạt động của công an xã trên địa bàn tỉnh; tiếp tục nghiên cứu “Tôn giao ở Cao Bằng và công tác bảo đảm an ninh trật tự”. Bên cạnh đó để phục vụ cho việc xây dựng cơ chế chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đã “Điều tra, nghiên cứu, đánh giá thực trạng đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở khoa học cho việc mở rộng và nâng hạng cấp Quốc gia khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượng Cao Vít Trùng Khánh”; “Nghiên cứu, đánh giá các dạng tài nguyên du lịch và đề xuất các giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng”; “Phát triển dịch vụ logistics đáp ứng nhu cầu xuất khẩu qua khu kinh tế của khẩu tỉnh Cao Bằng”...

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong ba năm qua, có nhiều đề tài, dự án được đã nghiệm thu được đánh giá cao về tính khoa học, tuy nhiên việc ứng dụng vào sản xuất vẫn chưa được như mong muốn; Một số cây trồng đặc sản có thế mạnh của địa phương đã được nghiên cứu, thử nghiệm làm chủ được quy trình sản xuất, nhưng vẫn chưa được phát huy nhân rộng; Các nhiệm vụ KH&CN có quy mô lớn còn ít; đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong nghiên cứu ứng dụng của tỉnh nói chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KH&CN hiện nay;...
Để tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các đề tài, dự án nhằm phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh, trong thời gian tới, ngành KH&CN cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động quản lý các đề tài, dự án KH&CN thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Một là: Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, mời đề xuất các nhiệm vụ KH&CN hàng năm một cách rộng rãi, kịp thời và hiệu quả.

Hai là: Đổi mới cơ chếđề xuất nhiệm vụvà đặt hàng nhiệm vụKH&CN hàng năm. Việc Đề xuất nhiệm vụ KH&CN phải căn cứ vào các Nghị quyết của tỉnh Tỉnh ủy- HĐND và những quyết định lớn của tỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội hàng năm và kế hoạch 5 năm,dựa vào các kết quả đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công trong nước, trong tỉnh để xem xét ý tưởng đề xuất nhiệm vụ. Đối với các đơn vị đặt hàng bao gồm các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố…khi xem xét đặt hàng nhiệm vụ KHCN hàng năm phải làm rõ yêu cầu mục đích sản phẩm đặt hàng gắn với các vấn đề thực tế mà địa phương cần nghiên cứu, ứng dụng hoặc tiếp thu các quy trình công nghệ mới vào sản xuất và đời sống để yêu cầu các nhà khoa học trung ương và địa phương tham gia đề xuất nghiên cứu.

Ba là: Tích cực, chủ động mời Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh tham gia giám sát, tư vấn, phản biện vàgiám định xã hội đối với các đề tài, dự án KH&CN đã, đang và sẽ được tổ chức thực hiện.

Bốn là: Tích cựchợp tác và mời các nhà khoa họcởcác trường đại học, các cơ quan nghiên cứu của trung ươngvềCao Bằng tham gia nghiên cứu, chuyển giao KH&CN,hỗ trợđội ngũtrí thức địa phươngtham gia triển khai nghiên cứu đề tài, dự án khoa học công nghệtrên địa bàntỉnh. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi về địa bàn, giúp đỡ các đơn vị chủ trì, chủ nhiệm đề tài, dự án thực hiện đầy đủ nhiệm vụ nghiên cứu trên địa bàn tỉnh.

Năm là: Tham mưu đề xuất với UBND tỉnh về việc kiện toàn Hội đồng KH&CN cấp tỉnh và việc tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách mới trong lĩnh vực KH&CN tại địa phương./.