Cây chuối Ngự do có đặc điểm thân giòn dễ đổ nên việc chống đổ cho cây là một việc làm cần thiết. Chống đổ bằng cách dùng cọc tre, vầu…mỗi cây được chống bằng một cây cọc để đảm bảo an toàn cho cây trong mùa mưa bão.

Sau khi chuối ra quả, mỗi buồng chuối chỉ nên để trung bình 5-8 nải, đảm bảo cho các nải chuối phát triển đồng đều về kích thước (vuông buồng), màu sắc.

Tiền hành cắt bỏ hoa đực (cắt bi) để dồn dinh dưỡng cho các nải phát triển, nên cắt vào ngày nắng ráo sẽ làm cho cây mau lành vết thương, ít tốn nhựa, ít bị sâu bệnh.

Sau khi cắt bỏ bi chuối thì tiến hành bao buồng chuối lại. Việc làm này có tác dụng phòng trừ sâu bệnh, quả đẹp khi chín, làm tăng giá trị thương phẩm. Đối với chuối Ngự, cần được bảo vệ cả các râu (hạn chế mất nhựa) cho đến khi quả chín, đó là những cuống nhị cái vươn dài và uốn cong, nhân dân gọi là râu rồng (rất có giá trị thương mại). Cách làm: Có thể che bằng ngay chính các lá già của cây hoặc dùng vải, bao xác rắn... một đầu buộc ở cổ buồng. Còn phần cuống để hở giống chao đèn.

Chuối ngự Đại Hoàng

Cây chuối Ngự do có đặc điểm thân giòn dễ đổ nên việc chống đổ cho cây là một việc làm cần thiết. Chống đổ bằng cách dùng cọc tre, vầu…mỗi cây được chống bằng một cây cọc để đảm bảo an toàn cho cây trong mùa mưa bão.

Chu kỳ khai thác một khóm chuối tốt nhất là 5 năm kể từ khi trồng mới đến khi phá đi trồng lại. Mục đích của việc trồng lại là cải tạo đất cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất, ngoài ra còn hạn chế khả năng đổ của cây do các mầm chuối được chồi lên cao khỏi mặt đất theo thời gian. Kinh nghiệm của người dân vườn chuối nên trồng mới dần dần, thay trước một hàng, hàng còn lại sẽ thay vào năm sau.