Để có được hạt dẻ ngon, có chất lượng đến tay người tiêu dùng, những kỹ năng của người dân đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khả năng đánh giá, xác định thời điểm thu hoạch, xử lý hạt dẻ trước khi bảo quản.

Cây dẻ từ trước đến nay rất gần gũi với các dân tộc Tày và Nùng, nó đã đi vào trong truyền thống và các ngày hội của người dân. Vào khoảng tháng Chín, tháng Mười là mùa thu hoạch dẻ cũng chính là những ngày hội của người dân nơi đây.

Hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon nhờ vào bàn tay chăm sóc của con người. Ảnh: Timeoutvietnam.
Hạt dẻ Trùng Khánh thơm ngon nhờ vào bàn tay chăm sóc của con người. Ảnh: Timeoutvietnam.

Người ta ví khi lên Trùng Khánh, ăn hạt dẻ thơm ngon trong tiết trời se lạnh bạn sẽ cảm nhận được hương của núi rừng và tấm lòng của người trồng và chăm sóc cây dẻ, đến nơi đây bạn còn được đắm mình trong dòng nước mát và thưởng thức không khí trong lành, cảnh quan hùng vĩ với thác nước 3 tầng tuyệt đẹp của thác Bản Giốc.

Với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất dẻ lâu đời, người Tày, Nùng đã hình thành các kỹ thuật canh tác dẻ. Từ kỹ thuật lựa chọn cây giống, đến kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo quản, vận chuyển dẻ; các kỹ thuật này gắn bó với người Tày, Nùng như là một kinh nghiệm cha truyên con nối, thế hệ này qua thế hệ khác.

Để có được hạt dẻ ngon, có chất lượng đến tay người tiêu dùng, những kỹ năng của người dân đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt là khả năng đánh giá, xác định thời điểm thu hoạch, xử lý hạt dẻ trước khi bảo quản… tất cả những kỹ năng đó là sự tích lũy và dựa vào năng lực cảm quan của người dân.