Phòng thí nghiệm IoT Hòa Lạc ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp Startup; Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam - Telefilm 2016 sẽ diễn ra tại Hà Nội; Nga phóng tàu vũ trụ đưa 3 phi hành gia vào quỹ đạo;... là những tin đáng chú ý chiều 7/7.

Thành lập Phòng thí nghiệm IoT Hòa Lạc

Hôm nay, 7/7, Phòng thí nghiệm IoT Hòa Lạc (Hòa Lạc IoT lab) được khai trương và đưa vào hoạt động. Hòa Lạc IoT lab được thành lập bởi 4 thành viên đầu tiên là Ban quan lý Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, Công ty cổ phần công nghệ DTT, Intel và Dell Việt Nam.Hòa Lạc IoT lab đặt trụ sở tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC - Khu CNC Hòa Lạc. Hòa Lạc IoT Lab là mô hình phòng thí nghiệm kiểu mới, không sử dụng ngân sách nhà nước, hoạt động với tôn chỉ phát triển cộng đồng IoT theo hướng cộng đồng mở và hỗ trợ khởi nghiệp. Theo đó, phòng lab sẽ cung cấp các thiết bị, công nghệ và tư vấn với chi phí ưu đãi nhất tới các cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp. (XEM THÊM)

Phòng thí nghiệm Hòa Lạc IoT đặt trụ sở tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC - Khu CNC Hòa Lạc (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Phòng thí nghiệm Hòa Lạc IoT đặt trụ sở tại Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp CNC - Khu CNC Hòa Lạc (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

VNPT hợp tác với Microsoft trong lĩnh vực CNTT

Hôm nay, 7/7, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Microsoft vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm đẩy mạnh quá trình tư vấn, cung cấp và triển khai các lĩnh vực CNTT trọng tâm, bao gồm: điện toán đám mây, an toàn bảo mật thông tin, thành phố thông minh. Microsoft đã vạch ra một chiến lược phù hợp với kế hoạch phát triển CNTT của Việt Nam đến năm 2020, và phần chủ chốt là hỗ trợ Việt Nam củng cố và xây dựng nền tảng CNTT tiên tiến. (XEM THÊM)

VNPT sẽ tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn như thành phố thông minh, Chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường
VNPT sẽ tập trung vào những lĩnh vực mũi nhọn như thành phố thông minh, Chính phủ điện tử, y tế, giáo dục, tài nguyên môi trường

Triển lãm quốc tế Telefilm 2016 tại Hà Nội

Triển lãm quốc tế Phim và Công nghệ truyền hình Việt Nam - Telefilm 2016 sẽ diễn ra rừ ngày 13-15/7 tại Hà Nội. Telefilm 2016 là dịp để các đơn vị chuyên ngành, các đài truyền hình tìm kiếm cơ hội hợp tác, gặp gỡ và chia sẻ kinh nghiệm về các lĩnh vực liên quan. Đây là lần thứ 4 được tổ chức, Telefilm mở rộng quy mô với 350 gian hàng của 200 đơn vị đến từ 15 quốc gia và vùng lãnh thổ có nền công nghiệp điện ảnh, truyền hình phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... (XEM THÊM).

Máy cấy lúa không cộng cơ "made in xứ Nghệ"

Chiếc máy cấy lúa không sử dụng động cơ được được hai anh em ruột Trần Ngọc Bằng và Trần Ngọc Phúc, xóm Tân Thiết, xã Nghĩa Liên (Nghĩa Đàn - Nghệ An) cho ra đời đầu năm 2015. Chiếc máy này được xem là bước cải tiến đáng kể trong việc áp dụng cơ giới hóa vào động ruộng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hai anh em Bằng và Phúc tự lên bản vẽ, thiết kế và thực hiện từng công đoạn để chế ra chiếc máy cấy lúa. Theo đó nhiều phương án đã được loại bỏ, cuối cùng, anh em thống nhất cho ra đời một chiếc máy cấy không động cơ để vừa giảm chi phí, vừa thuận lợi khi vận hành. (XEM THÊM).
Máy cấy lúa giúp nông dân giảm nhiều công sức, chi phí
Máy cấy lúa giúp nông dân giảm nhiều công sức, chi phí

Mỹ nghiên cứu châu chấu thành "chiến sĩ dò bom"

Một nhóm nghiên cứu của Đại học Washington ở St Louis đang phát triển một loại công nghệ, theo đó sẽ cho phép châu cahuas phát hiện chất nổ giấu trong những khu vực khó tiếp cận. Baranidharan Raman, đội trưởng dự án, cho biết sẽ kết hợp khả năng của côn trùng để phát hiện mùi nhất định với một loạt các thiết bị điện tử chuyên ngành, làm cho loại sinh vật cơ khí hóa này hoàn hảo hơn trong việc đánh hơi ra bom. Dự án này được Văn phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ cấp tài trợ 750.000 USD. (XEM THÊM).

Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển công nghệ phát hiện các chất nổ bằng châu chấu
Các nhà khoa học Mỹ đang phát triển công nghệ phát hiện các chất nổ bằng châu chấu

Samsung ra mắt thẻ nhớ UFS đầu tiên trên thế giới, tốc độ siêu nhanh

Samsung mới đây trở thành nhà sản xuất đầu tiên công bố loạt thẻ nhớ rời chuẩn UFS. Samsung vừa cho ra mắt thẻ nhớ UFS có phiên bản dung lượng 256GB, tốc độ đọc dữ cao tương đương ổ SSD với 530 MB/s. Tốc độ này cao hơn gần như gấp 5 lần những mẫu thẻ nhớ microSD có hiệu năng tốt nhất hiện nay. Tốc độ ghi dữ liệu của thẻ cũng đạt 170 MB/s, cao hơn 2 đến 3 lần các loại thẻ microSD tốt nhất thị trường. (XEM THÊM).

Samsung trở thành nhà sản xuất đầu tiên công bố loạt thẻ nhớ rời chuẩn UFS (Universal Flash Storage)
Samsung trở thành nhà sản xuất đầu tiên công bố loạt thẻ nhớ rời chuẩn UFS (Universal Flash Storage)
Trồng dưa qua... điện thoại

Phần mềm SmartAgri giúp nông dân vận hành toàn bộ việc trồng trọt qua điện thoại. Từ việc kiểm soát nhiệt độ, lượng gió, lượng nước tưới tiêu đến liều lượng phân bón… SmartAgri còn giúp nông dân đo được dinh dưỡng đất, ánh sáng quang phổ để phòng ngừa dịch bệnh…. Khu nông nghiệp công nghệ cao TP Hồ Chí Minh (AHTP) tại huyện Củ Chi đang trồng thử nghiệm 1.000 m2 bằng công nghệ quản lý SmartAgri. Theo ông Từ Minh Thiện - Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghiệp, sản lượng dưa lưới tăng khoảng 10%, chất lượng cũng đồng đều, bảo đảm hơn. (XEM THÊM).

Nông dân công nghệ cao đang quản lý trồng dưa lưới bằng phần mềm SmartAgri.
Nông dân công nghệ cao đang quản lý trồng dưa lưới bằng phần mềm SmartAgri.

Nga phóng tàu vũ trụ chở ba nhà du hành lên ISS

Hôm nay, 7/7, Nga đã phóng tên lửa đẩy Soyuz FG mang theo tàu vũ trụ Soyz MS đã được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan). Tàu Soyuz MS sau đó đã tách khỏi tầng thứ 3 của tên lửa đẩy Soyz-FG , đi vào quỹ đạo và bay về phía ISS. Dự kiến, tàu đến trạm ISS vào ngày 9/7. Tàu vũ trụ Soyz MS mang theo ba nhà du hành, gồm Anatoly Ivanisin (người Nga), Kathleen Rubins (nữ - người Mỹ) và Takuya Onisi (người Nhật Bản). (XEM THÊM).

Nữ phi hành gia Mỹ Kathleen Rubins cùng các đồng nghiệp Nga (giữa) và Nhật Bản. (Nguồn: NASA)
Nữ phi hành gia Mỹ Kathleen Rubins cùng các đồng nghiệp Nga (giữa) và Nhật Bản. (Nguồn: NASA)