Từ dược liệu mọc hoang là hạt cây lục lạc lá ổi dài, nhóm sinh viên Trường Đại học Bách khoa TPHCM và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã nghiên cứu và chế biến thành trà túi lọc an thần.

Cây lục lạc lá ổi dài phân bố ở các vùng có khí hậu ôn đới và cận ôn đới ở Việt Nam như Tây Nguyên, Đà Lạt, Lạng Sơn,… Cây thường mọc tự nhiên trên các nương rẫy bỏ hoang, ven rừng rậm thường xanh, nơi ẩm và ven sông suối.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm đã phát hiện hàng loạt tính chất mới của cây như tác dụng an thần, giải lo âu, hoạt tính kháng ôxi hóa và hoạt tính kháng khuẩn. Tuy nhiên, hiện trong và ngoài nước còn rất ít các nghiên cứu về loại cây này.

C
Câylục lạc lá ổi dài và các sản phẩm trà an thần Ảnh: NNC

Trà được thử nghiệm tính an toàn, tác dụng phụ, hoạt tính an thần trên mô hình in vitro (dòng tế bào), in vivo (chuột) và con người, cho thấy có hiệu quả an thần, không gây tác dụng phụ, an toàn cho người sử dụng. Kết quả đã được công nhận từ Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên, Viện nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt, Trường đại học Y Dược TP HCM, Bệnh viện Nhi Đồng 2).

Quy trình sản xuất hoàn toàn trà của nhóm thân thiện với môi trường, được quản lí bằng công nghệ A), giúp tối ưu chi phí, cũng như dễ dàng cải tiến từ quy trình có sẵn. Qua đó, nhóm đã tạo ra 4 dòng sản phẩm (trà túi lọc, trà hòa tan, trà đóng chai, trà ly tiện dụng). Sản phẩm đang hoàn tất các thủ tục về đăng kí độc quyền sáng chế, thương hiệu cũng như giấy phép lưu hành.

Bên cạnh giải Nhất trị giá 30 triệu đồng, Ban tổ chức còn trao giải Nhì (trị giá 15 triệu đồng/giải) cho đội EDIFILM (ĐH Bách khoa TPHCM) với sản phẩm màng bọc xanh (loại màng bọc ăn được với nguyên liệu chính là tinh bột sắn, tan trong nước nóng); và đội 5NN (ĐH Bách khoa TPHCM) với việc xây dựng trang web (https://uniifyweb.web.app), bao gồm các thông tin từ các trường đại học ở Việt Nam, kèm theo đó là tính năng so sánh và đánh giá giữa các trường. Điều này giúp cho việc tìm kiếm số liệu về các trường trở nên đơn giản và dễ dàng.

a
Trang web về các trường đại học do nhóm 5NN thiết kế Ảnh: NNC

2 giải Ba (trị giá 10 triệu đồng/giải) học thuộc về đội CIEL (ĐH Bách khoa TPHCM, với chiếc cốc nước nhỏ gọn, thông minh giúp người dùng điều chỉnh nhiệt độ nước bên trong từ nóng đến lạnh ở bất kỳ lúc nào); và đội AIFOSI của Trường ĐH Bách khoa TPHCM (chẩn đoán bệnh từ xa qua âm thanh phổi).

Cuộc thi Bách khoa Innovation do Trường ĐH Bách khoa TPHCM phối hợp với Sở KH&CN TPHCM tổ chức thường niên từ năm 2017. Đây là sân chơi để sinh viên hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình sáng tạo khởi nghiệp và các nghiên cứu khoa học. Qua đó, giải quyết các nhu cầu thực tế của xã hội bằng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ và quản trị.

Cuộc thi được khởi động từ tháng 1/2021, thu hút 70 dự án tham gia. Vòng chung kết cuộc thi được tổ chức ngày 12/12, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện TECHFEST - WHISE 2021.