Nhóm nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã phát hiện một loại protein liên quan đến các triệu chứng của hội chứng COVID-19 kéo dài – tình trạng ảnh hưởng đến ít nhất 65 triệu người trên toàn thế giới. Protein này có thể là dấu hiệu để chẩn đoán bệnh và thậm chí là tiền đề cho một phương pháp điều trị mới trong tương lai.

Ảnh: Pixabay.
Ảnh: Pixabay.

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 2/2024, các nhà khoa học đã tiến hành thí nghiệm trên 55 bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài, tất cả họ đều trải qua các triệu chứng nghiêm trọng ít nhất 5 tháng sau khi nhiễm COVID-19. Các bệnh nhân đã cung cấp mẫu máu và được phân tích nồng độ cytokine – một nhóm protein nhỏ liên quan đến hoạt động bình thường của các tế bào máu và hệ miễn dịch.

Kết quả cho thấy sau khi các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh COVID-19, cơ thể họ đã kích hoạt quá trình sản xuất một cytokine mang tên interferon gamma (IFN-γ). Đây là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch.IFN-γ gây ra tình trạng viêm, một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch đang chống lại virus gây bệnh.Trong trường hợp bình thường, quá trình sản xuất IFN-γ sẽ dừng lại khi người bệnh hết nhiễm trùng.

Tuy nhiên, ở những bệnh nhân mắc COVID-19 kéo dài, nồng độ IFN-γ cao vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí một số người còn kéo đến 31 tháng sau lần nhiễm bệnh đầu tiên.

“Bởi vìIFN-γ có khả năng gây viêm nên sự tồn tại dai dẳng của nó trong cơ thể là nguyên nhân gây ra một số triệu chứng phổ biến nhất của hội chứng COVID-19 kéo dài chẳng hạn như mệt mỏi, sốt, nhức đầu, đaucơvà trầm cảm”, Benjamin Krishna, thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định.