Mỗi âm thanh trong cơ thể có thể báo hiệu một chứng bệnh ẩn mà bạn luôn cần chú ý. Vì vậy lắng nghe cơ thể là một cách tự chăm sóc và bảo vệc sức khỏe hàng ngày.


1. Ho lớn
g

Âm thanh này phát ra khi bạn đang cố gắng hít không khí bằng hệ hô hấp đang bị viêm, gây ra những cơn co thắt sau khi ho.

Tiếng ho sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong đêm, đặc biệt nếu kèm theo tiếng thở khò khè. Ho rất dễ lây nhiễm, do đó, mọi người cần cẩn trọng và luôn lắng nghe những âm thanh trong cơ thể mình. Và nếu có những âm thanh gây cảm giác khó chịu trong cơ thể, tốt hơn hết bạn nên đến gặp bác sĩ để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.

2. Thở mạnh
Thở mạnh kết hợp với chứng ngưng thở khi ngủ khiến cho đường khí đạo bị xẹp lại, và nguy hiểm hơn là gây đột quỵ bất ngờ. Nếu tình trạng này không thuyên giảm, hãy nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của bác sỹ.

3. Thở khò khè
Khi hơi thở trở nên khó khăn do viêm khổi, bệnh nhân cần thở mạnh để hít không khí và do đó tạo ra âm thanh phát ra từ miệng. Những tiếng khò khè này có thể báo động bệnh nhân cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.

4. Tiếng khớp kêu
Những tiếng răng rắc phát ra từ các khớp, khủyu tay là do áp lực trong thay đổi và các chất lỏng hình thành bong bóng bên trong khớp và từ đó tạo ra tiếng kêu. Nếu hiện tượng này kéo theo đau nhức, thì tốt nhất bạn nên tìm gặp bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình để ngăn ngừa những bệnh không hay xảy ra.

5. “Cô bé” phát tiếng kêu khi quan hệ
Âm thanh kì lạ này giống tiếng “xì hơi” có thể phát ra từ “cô bé” hoặc hậu môn. Nguyên nhân của âm thanh này là do trong quá trình quan hệ tình dục, khí sẽ vào và lấp đầy không gian bên trong nhờ “cậu bé” và khi nữ giới cảm thấy kích thích thì khí lúc này sẽ được đẩy ra từ “cô bé”.

6. Xì hơi
Xì hơi thường xảy ra khi đường ruột đang phải tiêu hóa các loại thực phẩm có nhiều chất xơ. Âm thanh này không dễ cản được và thường ảnh hưởng đến những người khác.

7. Dạ dày kêu
Tiếng ồn phát ra từ bụng thực chất là âm thanh của khí và chất lỏng do các cơ di chuyển bên trong đường tiêu hóa. Âm thanh này kéo theo sự ợ hơi liên tục hoặc chuột rút.

8. Nấc
g

Nấc xảy ra khi co thắt cơ hoành và khi hít vào thì bị chặn lại bởi các thanh môn. Tiếng ồn này có thể được ngăn lại bằng cách hít không khí qua miệng và thở ra sau 5 giây. Nếu bạn bị nấc liên tục trong vòng 48 giờ, có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sỹ.

9. Ợ hơi
Ợ hơi là âm thanh của không khí thoát ra từ dạ dày của bạn và thường xảy ra sau khi ăn. Để tình trạng này biến mất, bạn có thể uống một vài ngụm nước.

10. Ù tai
Ù tai là một vấn đề phổ biến. Nhưng nếu chứng ù tai kéo dài hơn một ngày, nó có thể trở thành bệnh truyền nhiễm, thậm chí làm hỏng màng nhĩ.

11. Tiếng ù ù trong tai
f

Những tiếng ù ù trong tai thường phát ra khi bạn nằm kê gối đầu cao. Lúc này máu di chuyển qua động mạch cảnh và tĩnh mạch cổ sau đó chạy qua sau tai. Âm thanh tăng lên khi tai bị chặn và sẽ không còn tái diễn nếu bạn dùng thuốc nhỏ tai.

12. Hắt xì
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại bị hắt xì không? Theo khoa học, hắt hơi xảy ra do tiếp xúc đột ngột với ánh sáng hoặc nhiễm virus.

13. Mũi sụt sịt
Hiện tượng mũi sụt sịt là dấu hiệu của sự tắc nghẽn luồng không khí và có chất nhày trong niêm mạc mũi. Để hiện tượng này không còn xảy ra, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi mỗi ngày và nếu cần nên tới gặp bác sỹ để nhận được những lời khuyên tốt nhất.