Giáo sư Hal Sosabowski từ Đại học Brighton (Anh) đã nêu đích danh những đồ uống có cồn nguy hiểm nhất, nhanh chóng gây nhiễm độc và tạo ra trạng thái nôn nao ghê gớm nhất.

Ông lưu ý rằng hàm lượng ethanol trong đồ uống có cồn thường dao động từ 5% đến 40%. Theo Sosabowski, uống sherry (rượu vang Tây ban Nha) hay porto (rượu vang Bồ Đào Nha) là dễ say nhất, chúng có đặc trưng nồng độ cồn cao (khoảng 20%) và hấp thu nhanh. Rượu whisky gây say mạnh. Do nồng độ cao, chúng ức chế hoạt động của các tế bào dạ dày, hệ thống tuần hoàn hấp thụ chậm.

Hình minh họa. Nguồn: Global Look Press/Bernhard Schmerl

Nhà khoa học cũng chỉ ra những sai lầm trong việc uống rượu. Không nên sử dụng đồ uống có cồn với nước nếu mức độ của chúng trên 40%. Khi pha loãng, tỷ lệ ethanol giảm đi một nửa, dẫn đến nhiễm độc nhanh hơn.

Vào ngày 11-12, các chuyên gia của Trường Y thuộc Đại học Stanford đã công bố trên MedicalXpress về mối liên hệ giữa sử dụng rượu và phát triển bệnh Alzheimer.

Theo các nhà nghiên cứu, đột biến của một loại enzyme liên quan đến sự phân hủy rượu làm tăng mức độ tổn thương tế bào ở những người mắc bệnh Alzheimer. Điều này được biểu hiện bên ngoài ở việc đỏ mặt sau khi uống rượu.

Theo Phó Tiến sỹ Sinh học Daria Mochly-Rosen, cơ thể của khoảng 8% dân số thế giới (chừng 560 triệu người) có đặc điểm này. Rất nhiều người đã vô tình coi thường sức khỏe của họ. Các số liệu cho thấy các gen có liên quan đến rượu và bệnh Alzheimer có thể khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Các chuyên gia kết luận, rượu làm tổn hại đáng kể các tế bào ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Họ thu được dữ liệu liên quan từ kết quả nghiên cứu các tế bào đã được phân tích ở bệnh nhân, cũng như nghiên cứu trên động vật.

Nguồn:https://medicine.news.am/eng/news/24639/scientists-name-most-dangerous-alcoholic-beverages.html