Các thiên hà trong vũ trụ đang bị chết dần. Cái gì đang giết các thiên hà đó.

Một giả thiết cho câu hỏi này vừađược nhóm nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu sóng vũ trụ quốc tế (ICRAR) công bố ngày 17/1/2017. Giả thiết này cho rằng, hiện tượng ‘Thổi quét khí ga’ (Ram-pressure stripping) chính là tác nhân gây nên cái chết của các thiên hà.

Trong vũ trụ, các thiên hà thường nhóm lại với nhau thành cụm. Những cụm thiên hà này nằm trong môi trường đầy khí gas nóng và bức xạ mạnh.

Khí gas này cũng là thành phần chính để hình thành nên các ngôi sao mới. Nếu thiên hà bị mất đi khí ga sẽ rơi vào trạng thái lạnh, già và chết.

Khi chuyển động, thiên hà sẽ tạo ra những luồng ‘gió’ trong cụm. Nếu luồng ‘gió’ này quá mạnh, nó sẽ cuốn luôn các khí gas của thiên hà, tạo thành hiện tượng ‘thổi quét khí gas’.

Khi quan sát 11.000 thiên hà, các nhà khoa học nhận thấy nhiều thiên hà liên tục bị mất khí gas, không tạo được sao mới và chết. Họ suy đoán ‘thủ phạm’ chính là hiện tượng ‘thổi quét khí gas’.

Ông Toby Brown, Đại học Swinburne, trưởng nhóm nghiên cứu nói: “Bạn có thể ví nó như một cái chổi khổng lồ, quét sạch khí gas ra khỏi thiên hà”.

Ông Brown nói rằng, việc khí gas bị quét ra khỏi thiên hà khiến thiên hà không thể tạo thành các ngôi sao mới.

Điều này gây ảnh hưởng đến sự sống của các thiên hà. Nếu bạn lấy đi nguồn nguyên liệu giúp hình thành những ngôi sao mới, các ngôi sao hiện tại sẽ chóng trở nên lạnh hơn và già đi. Khi đó cả thiên hà sẽ biến thành một khối vật chất chết”.

Thủ phạm đang 'giết' dần các thiên hà - 1

Các thiên hà biến mất kì lạ (Ảnh: Shutterstock).

Một hiện tượng khác cũng khiến thiên hà hết khí gas và chết được gọi là ‘dùng hết khí gas’ (strangulation). Nếu những ngôi sao mới được hình thành quá nhanh, nó sẽ hút sạch khí gas của thiên hà. Hiện tượng này ‘giết’ thiên hà chậm hơn sự ‘thổi quét khí gas’.

Brown nói: “Sự dùng hết khí gas này xảy ra chậm. Ngược lại, sự ‘thổi quét’ lại giống như một cú đập bộp vào đầu, ‘giết’ thiên hà ngay lập tức. Theo ngôn ngữ của thiên văn học, ‘ngay lập tức’ là vào khoảng 10 triệu năm”.

Khoa học vẫn biết ‘sự thổi quét’ vẫn xảy ra trong các cụm thiên hà lớn. Nghiên cứu này cho thấy, nó cũng xảy ra ở cả các cụm thiên hà nhỏ. Trong khi đó, tất cả mọi thiên hà hầu như đều ‘sống’ thành cụm.