Ngày 28/10, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức hội thảo khoa học quốc tế “Gốm cổ Bình Ðịnh - vương quốc Vijaya và mối quan hệ với kinh đô Thăng Long - Ðại Việt (thế kỷ XI- XV)”.

19-21-36_2
Toàn cảnh buổi hội thảo.

Hội thảo đã thu hút trên 80 học giả, nhà nghiên cứu quốc tế đến từ các nước: Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ, Úc, Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Phillipines… cùng nhiều du khách trong và ngoài nước. Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 40 tham luận, trong đó có 24 tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước và 16 tham luận của các học giải đến từ các nước Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Campuchia, Phillipines và Brunei…

Tại hội thảo, các học giả đã trình bày những nghiên cứu, phát hiện của mình từ trước đến nay. Nhiều loại hình đặc trưng, niên đại, vai trò của gốm cổ Bình Định trong lịch sử, đời sống văn hóa, xã hội Champa và Đại Việt được giải mã. Các tham luận đã làm rõ lịch sử hình thành, phát triển của các trung tâm sản xuất gốm cổ ở tỉnh Bình Định, chủ nhân của các lò gốm; vai trò, vị thế của gốm cổ Bình Định trong hệ thống thương mại biển châu Á và trong bối cảnh giao lưu kinh tế - văn hóa với các nước trong khu vực Đông Nam Á và châu Á; làm sáng tỏ mối quan hệ của vương quốc Vijaya với kinh đô Thăng Long - Đại Việt và với các vương quốc ở Đông Nam Á, châu Á trong lịch sử…

PGS-TS Bùi Minh Trí, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh thành - cho biết: “Mục tiêu đặt ra tại hội thảo là các giá trị của trung tâm gốm Bình Định - Vương triều Vijaya. Trước những phát hiện từ quá trình nghiên cứu chứng minh rằng, gốm cổ Bình Định không những sản xuất ra để phục vụ cho thị trường trong nước mà đã được đưa đi các thị trường quốc tế. Qua con đường nghiên cứu về gốm sứ ở trên biển, có thể thấy gốm cổ tại Bình Định đã cùng với Đại Việt, Thái Lan đi đến các nước giàu có trên thế giới ở thế kỷ 15, phần lớn là các nước hồi giáo Indonexia, Philipin, Ai Cập…

Những phát hiện sẽ cung cấp cái nhìn tổng thể và chính xác nhất về gốm cổ Bình Định từ Vương triều Vijaya, góp phần khẳng định giá trị chiều sâu của gốm cổ Bình Định. Qua đó, Bình Định sẽ có hướng đi rõ ràng hơn trong chiến lược quy hoạch bảo tồn gốm cổ góp phàn thúc đẩy về kinh tế du lịch trong tương lai.

Dưới đây là hình ảnh các nhà khảo cổ học đang khai quật gốm cổ và những hiện vật được trưng bày tại hội thảo:

19-21-36_3

19-21-36_4

19-21-36_5

19-21-36_6

19-21-36_7

19-21-36_8

19-21-36_9