Báo KH&PT giới thiệu một tranh luận mới nhất đang “gây bão” trên diễn dàn Medium của thế giới về đề tài chưa bao giờ cũ này.

Ảnh: Pixabay.
Ảnh: Pixabay.

Hoài nghi mới về “nói 2 ngôn ngữ ở nhà”

“Việc giao tiếp song song hai thứ tiếng với trẻ con chưa chắc có thể giúp đứa trẻ trở thành người thông thạo đa ngôn ngữ” – khẳng định này được tác giả Elizabeth Preston – một trong những cây bút về khoa học ứng dụng nổi tiếng nhất hiện nay khẳng định. Bà dẫn ra một nghiên cứu về việc sử dụng hai ngôn ngữ trong giao tiếp chỉ ra sự thay đổi về não bộ của trẻ theo một hướng tích cực. Bên cạnh đó cũng chỉ ra sự khó khăn trong phát triển khả năng song ngữ của trẻ thậm chí khi chúng được nuôi dưỡng trong một gia đình có bố và mẹ đến từ hai nền văn hóa khác nhau.

“Thật ra có hàng tá lý do để hướng bố mẹ theo cách nuôi dạy trẻ giao tiếp song ngữ. Nói tiếng mẹ đẻ thường khiến trẻ có khả năng gắn kết lớn hơn với văn hóa truyền thống hoặc chỉ đơn giản khiến chúng giao tiếp tốt hơn với những người bà con trong gia đình. Tuy nhiên, khi học được thêm một thứ tiếng phổ quát hơn, trẻ sẽ có khả năng kết nối tốt hơn với thế giới xung quanh cũng như phát triển tri thức từ những nền văn hóa khác” – Elizabeth tin tưởng.

Một điều thú vị chỉ ra ở nghiên cứu của Ellen Bialystok- một giáo sư tâm lý học ở trường Đại học York, Canada chính là: “Khả năng ngôn ngữ thậm chí được phát triển trước khi trẻ em được sinh ra.” Bà cho hay. “Những thai nhi từ vài tiếng đến vài ngày tuổi đều đã có một sự hứng thú nhất định về những ngôn ngữ mà chúng nghe được ngay cả khi ở trong bụng mẹ. Trong những giai đoạn đầu của quá trình phát triển, nếu trẻ được nghe nhiều hơn một ngôn ngữ, chúng có thể học cách chú ý đến nhiều hướng của một sự vật, sự việc tốt hơn trẻ chỉ giao tiếp bằng một ngôn ngữ.

Nghiên cứu của Bialystok cũng cho thấy: Kể cả khi còn 6 tháng tuổi, trẻ sơ sinh ở gia đình đa ngôn ngữ đã thể hiện được rõ ràng kỹ năng chọn lọc sự chú ý, điều đó có nghĩa rằng chúng giỏi hơn trong việc tập trung đến những vấn đề liên quan.

Bên cạnh đó, Bialystok còn nghĩ rằng những ảnh hưởng về đa ngôn ngữ theo trẻ em đến suốt phần đời còn lại của chúng. Cụ thể hơn, một vài nghiên cứu kết luận rằng những người trưởng thành giao tiếp đa ngôn ngữ có khả năng tốt hơn trong việc hoàn thành những bài kiểm tra về sự chú ý. Hay ảnh chụp cắt lớp não cũng tìm ra những điểm khác nhau về cấu trúc vật lý của não họ. Tuy nhiên, điểm Bialystok cho rằng đáng chú ý nhất đó chính là những người lớn có khả năng nói ít nhất hai thứ tiếng có thể có khả năng chống chọi với bệnh mất trí tốt hơn.

Vì sao nhiều gia đình nhập cư bị “mất tiếng nói”?

Những nghiên cứu đầy đủ về đa ngôn ngữ cũng chỉ ra một thách thức rằng việc nói hai thứ tiếng trong sinh hoạt gia đình hằng ngày chưa hẳn đảm bảo việc trẻ sẽ hình thành được thói quen tương tự. Trung tâm nghiên cứu Pew đưa ra nhận định chỉ có 57% những người trưởng thành sinh sống tại Mỹ, thuộc thế hệ người Latinh nhập cư thứ hai có thể nói thuần thục tiếng mẹ đẻ và con số đó tiếp tục giảm xuống còn 24% ở thế hệ kế tiếp.

Mặc dù có những sự cố gắng nhất định, trẻ em nói một ngôn ngữ vẫn chiếm ưu thế hơn so với vế còn lại. Đối với những quốc gia mà tiếng Anh không chiếm ưu thế, theo một nghiên cứu vào năm 2007 của Annick De Houwer- giáo sư của trường Đại học Erfurt (Đức) dựa trên khảo sát 200 gia đình hiện sinh sống tại Hà Lan (theo thông tin thu thập được thì người dân sống ở đây bên cạnh nói tiếng Hà Lan còn nói được tiếng Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và tiếng Ả Rập). Thì gần một phần tư gia đình chỉ có trẻ em nói được mỗi tiếng Hà Lan.

Cũng có một số bậc bố mẹ rèn luyện tại nhà cho con mình bằng cách nói nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ như người bố chỉ nói tiếng Tây Ban Nha trong khi người mẹ chỉ nói tiếng Anh với con cái của họ. Nhưng theo một nghiên cứu ở Bỉ, chỉ có một phần tư hộ gia đình thử nghiệm phương pháp này.

“Có một chiến lược tốt hơn đó là việc một trong hai người bố hoặc mẹ giao tiếp thật thành thạo một ngôn ngữ trong khi người còn lại có thể nói cả hai thứ tiếng” De Houwer tin tưởng.

Simona Montanari, giáo sư tại trường Đại học California, Los Angeles, chuyên nghiên cứu về song và đa ngôn ngữ đã thu thập được một bài thí nghiệm tại nhà như sau: Montanari, người Ý, chỉ nói tiếng Ý với hai cô con gái của cô, trong khi người chồng thì nói tiếng anh, và cô còn thuê một người chăm trẻ người Tây Ban Nha, dĩ nhiên chỉ nói được tiếng Tây Ban Nha. Khi hai con của cô bắt đầu vào lứa tuổi vị thành niên, chúng có thể giao tiếp bằng cả tiếng Anh và Ý, hơn thế nữa còn đạt điểm ưu tiếng Tây Ban Nha tại trường. “Chúng không phải là những thần đồng.” Montanari nói “Chẳng qua lũ nhóc có được một cơ hội hiếm có.”

Montanari cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo dục chính quy, thêm vào đó là việc tự học tại nhà. “Quả là một điều lý tưởng khi học ngôn ngữ từ những người có khả năng nói nhiều thứ tiếng” cô nói. Cô đã có sẵn một chương trình học tiếng Ý cho hai cô con gái tại trường học của chúng, bên cạnh đó còn đề xuất nhiều chương trình dạy các thứ tiếng khác nhau nữa. Kì công hơn, cô còn đưa hai con mình du lịch đến cả Ý và Mexico để chúng có thêm cơ hội giao tiếp bằng tiếng Ý.

Tuy nhiên, đối với những gia đình không có được cơ hội như Montanari, họ vẫn có thể rèn luyện con cái của họ nói được nhiều thứ tiếng bằng cách giao tiếp với chúng nhiều hết mức có thể.

Trong khi đó, cũng có một số bố mẹ sợ rằng việc dạy trẻ nói hai thứ tiếng từ quá sớm có thể khiến chúng bị xao lãng và tệ đi ở cả hai. Tuy nhiên cũng đừng lo lắng quá vì bọn trẻ sẽ có thể lấy được sự cân bằng ở ngôn ngữ sử dụng chính ở nơi chúng sống. Montanati nói rằng hai con của cô không thành thục tiếng Anh lắm khi mới đi học ở Mỹ, tuy nhiên chúng có thể nhanh chóng bắt kịp với các bạn cùng trang lứa mà không vấn đề gì.

De Houwer cũng đồng ý về việc nỗi sợ đó là điều vô căn cứ. Một ví dụ vào năm 2014, De Houwer và đồng nghiệp của cô đã so sánh 31 trẻ nhỏ sống trong gia đình nói cả tiếng Hà Lan và Pháp so với những đứa trẻ sống trong gia đình chỉ nói một thứ tiếng. Thì tại tháng 13 của trẻ, những trẻ ở trong nhóm gia đình song ngữ có khả năng hiểu nhiều hơn 71% trung bình những từ ngữ so với nhóm trẻ sống trong gia đình đơn ngôn ngữ. “Hoàn toàn không có một sự chậm trễ về mặt ngôn ngữ nào.” De Houwer nhấn mạnh lại một lần nữa.

Cuối cùng, Bialystok kết luận thêm rằng “Dù gì học thêm một ngôn ngữ khác vẫn tốt hơn, thậm chí nếu não của bạn không có bất cứ một sự thay đổi nào.”