Công nghệ nano hóa tinh mầm đậu nành của Ths Bá Thị Châm được đánh giá là phát huy thế mạnh của isoflavone.

Sản phẩm tinh mầm đậu nành và viên tiểu đường của thạc sỹ Bá Thị Châm.
Sản phẩm tinh mầm đậu nành và viên tiểu đường của thạc sỹ Bá Thị Châm.

Chị Châm cho biết: “Đậu nành được cho nảy mầm từ 4-5 ngày, tùy theo thời tiết sẽ đạt độ dài từ 7-10cm. Đây là lúc hàm lượng 2 chất chính daidzein và genistein (đã được chứng minh là chất có tác dụng cân bằng hormone estrogen) đạt mức cao nhất, tăng gấp 7,6 lần so với đậu nành thông thường.

Sau khi được lên men trong nhiệt độ 50 độ C, với điều kiện pH axit nhẹ, tỷ lệ hai chất này sẽ tăng lên thêm khoảng 52% so với chưa len men. Hoạt chất được tách chiết bằng cồn để loại bỏ tạp rồi tiến hành nano hóa trong 24 giờ. Hạt nano tinh mầm đậu nành thu được có kích thước từ 75-110nm”.