Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Princeton, Mỹ cho biết họ đã khám phá ra bí mật tạo nên những vòng tròn cát “thần tiên” trên sa mạc Namib, Namibia.

Psammotermes allocerusTheo đó, để tìm ra nguyên nhân hình thành những vòng trong này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 giả thuyết chính. Giả thuyết đầu tiên là những cây mọc quanh tròn giúp những cây bên cạnh “tham gia” vào một cuộc giành co nước và nguồn dinh dưỡng khan hiếm, chống lại những cây ở cách xa mình. Chính cuộc chiến này đã khiến đất tạo thành những vòng tròn quanh các cây có rễ sâu, có khả năng hút nước từ mạch nước ngầm chính.

Một hình tròn "thần tiên" trên sa mạc Namib.
Một hình tròn "thần tiên" trên sa mạc Namib.

Giả thuyết thứ hai thì cho rằng vòng tròn này được hình thành bởi những sinh vật sống trong hệ sinh thái cận sa mạc như mối, kiến và chuột.

Giả thuyết mối cho rằng loài mối có tên Psammotermes allocerus chính là nhân vật đã tạo ra những vòng tròn cát bí ẩn này khi cố gắng phá những cây mọc phía trên tổ chúng.

Sau khi đưa các giả thuyết trên vào một mô hình mô phỏng trên máy tính, nhà khoa học Corina Tarnita và đồng nghiệp của mình tại Đại học Princeton, Mỹ nhận thấy rằng các vòng tròn là kết quả của sự phá hoại của mối và cuộc chiến giữa các cây. Họ tin rằng lũ mối đã có thể tạo ra những vòng tròn lớn hơn, nhưng chính những cây dại trên sa mạc đã khiến các vòng tròn đó được thu gọn lại.

Quang cảnh trên sa mạc.
Quang cảnh trên sa mạc.

Những hình thù kỳ dị ở giữa các vòng tròn là do bộ rễ cây đã cắm rất sâu và lâu dưới lòng đất nên không phải tranh giành quá nhiều để lấy nước.

Đồng tác giả bản nghiên cứu này, ông Robert Pringle cho rằng loài mối không hề cố ý tạo ra những vòng trong này.

Giả thuyết này đang gặp sự phản đối mạnh mẽ của nhiều nhà khoa học bởi họ cho biết mình không hề bị thuyết phục bởi giả thuyết về lượng mưa và về tuổi đời của các con mối của tác giả công trình nghiên cứu.