Các nền tảng BNPL (Buy Now Pay Later – Mua trước trả sau) với trình độ công nghệ cao, sẵn sàng tích hợp với nền tảng mua sắm trực tuyến cùng các tính năng, dịch vụ tiêu dùng tiên tiến, đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng truyền thống.

Tín dụng tiêu dùng chưa phổ biến ở Việt Nam do lượng dân số không có tài khoản ngân hàng còn khá lớn và quan điểm không thích nợ nần vẫn khá phổ biến. Tuy nhiên, thế hệ tiêu dùng mới với thói quen online, sử dụng công nghệ sẽ thay đổi điều này.

Mô hình BNPL với đặc thù chia nhỏ các khoản thanh toán của khách hàng thành các khoản trả góp có hoặc không có lãi suất đang nổi lên như một xu hướng tiêu dùng.
Các ứng dụng cung cấp dịch vụ Mua trước trả sau. Nguồn: Internet
Các ứng dụng cung cấp dịch vụ Mua trước trả sau. Nguồn: Internet

Sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử những năm gần đây cùng với tác động của đại dịch đã thúc đẩy mô hình này tăng trưởng mạnh. JP Morgan dự đoán, năm 2021, lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới. Nhận định này là có cơ sở bởi ở Việt Nam ngành bán lẻ truyền thống vẫn đang chiếm ưu thế và thương mại điện tử mới ​​chỉ chiếm 5% tổng lượng hàng bán lẻ.

Thời gian qua, các ngân hàng truyền thống của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn để chuyển đổi số và đang đánh mất lợi thế người dẫn đầu trong việc thu hút nhóm khách hàng trực tuyến mới và trẻ tuổi.

Thị trường Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển mô hình NBPL. Nguồn: e27
Thị trường Việt Nam được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển mô hình NBPL. Nguồn: e27

Các nền tảng BNPL với trình độ công nghệ cao, sẵn sàng tích hợp với nền tảng mua sắm trực tuyến cùng các tính năng, dịch vụ tiêu dùng tiên tiến, đang trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với ngân hàng truyền thống.

Trong các loại hình thanh toán kỹ thuật số, trải nghiệm người dùng đóng vai trò quyết định. BNPL đã đáp ứng được yêu cầu này khi cho phép người dùng chia chi phí thành các khoản nhỏ để thanh toán, nhờ đó người mua sắm trực tuyến trẻ tuổi có được kế hoạch tài chính linh hoạt hơn.

Một yếu tố khác sẽ góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của BNPL là lượng dân số trẻ. Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 30,4 tuổi. Thế hệ này đã thúc đẩy sự phát triển của mua sắm trực tuyến, với tỷ lệ mua sắm trực tuyến là 37,1%. Điều tương tự được cho là sẽ xảy ra với BNPL.

Đông Nam Á vẫn là khu vực có lượng dân số đáng kể chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng. Chỉ 27% dân số trong 670 triệu người trong khu vực này có tài khoản ngân hàng. Theo ghi nhận tại Indonesia, nhiều người thậm chí đã sử dụng BNPL trước cả khi có tài khoản ngân hàng. Đối với những người mua thận trọng, việc mua trước trả sau không lãi suất khiến họ không có cảm giác đang nợ nần. Do đó, BNPL trở thành một kênh hữu ích để thực hiện các ý tưởng tín dụng và xây dựng nền tảng cho hệ thống chấm điểm tín dụng thông qua hành vi của người dùng trực tuyến.

Ở Việt Nam, các công ty công nghệ sớm đã quan tâm tới mô hình BNPL. Họ nhận thấy, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng theo hình thức này tương đối lớn. BNPL không giống hình thức vay tiền từ ngân hàng, có thể ảnh hưởng đến điểm tín dụng của cá nhân.

Trước thực tế đó, các ngân hàng đã bắt đầu bước vào lĩnh vực mới này - các "siêu ứng dụng" hay kênh thanh toán thứ ba như PayPal và MasterCard đồng loạt xuất hiện, cho thấy sự trỗi dậy của BNPL. Cuộc đua tại Việt Nam đã bắt đầu với ví điện tử, các công ty khởi nghiệp và ngân hàng thế hệ mới, ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng trong quá trình chuyển đổi này? Với gần một phần tư dân số ở độ tuổi từ 14 trở xuống, Việt Nam đang có hàng triệu người tiêu dùng trực tuyến tiềm năng mới.


Nguồn: